Chào hàng cạnh tranh rút gọn có cần thẩm định không?

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được quy định tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, chào hàng cạnh tranh rút gọn có cần thẩm định không?

Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, các bước chào hàng cạnh tranh rút gọn được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá

Trước tiên, cần chuẩn bị bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung:

- Phạm vi công việc;

- Yêu cầu về kỹ thuật;

- Thời hạn hiệu lực của báo giá;

- Thời điểm nộp báo giá;

- Các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao;

- Dự thảo hợp đồng;

- Thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá);

- Các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.

Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh/hệ thống mạng đấu thầu quốc gia/gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu.

Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó.

Lưu ý: Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax.

chào hàng cạnh tranh rút gọn có cần thẩm địnhChào hàng cạnh tranh rút gọn có cần thẩm định không? (Ảnh minh họa)
 

Bước 2: Nộp và tiếp nhận báo giá

Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bang fax.

Trong đó, bên mời thầu có trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu.

Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.

Bước 3: Đánh giá các báo giá

Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn.

Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.

Thời gian đánh giá các báo giá: Tối đa 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá.

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.

Trong đó, kết quả lựa chọn nhà thầu được thẩm định theo nguyên tắc:

- Thẩm định trước khi phê duyệt;

- Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt;

- Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, không tiến hành thẩm định trong giai đoạn một, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;

- Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, giai đoạn một chỉ tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và tương ứng với những nội dung được hiệu chỉnh về kỹ thuật so với giai đoạn một;

- Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà thầu trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà thầu được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu;

- Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu: Tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định.

Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.

Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

Căn cứ quy trình nêu trên, chào hàng cạnh tranh rút gọn sẽ phải thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, việc thẩm định được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.

Nếu còn vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không?

Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không?

Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không?

Để sản xuất một chương trình truyền hình cần kết hợp hàng loạt các yếu tố trong đó không thể không kể đến kịch bản chương trình - xương sống của cả chương trình. Với tầm quan trọng như vậy, kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ sở hữu trí tuệ không?