Chào hàng cạnh tranh là gì? Chào hàng cạnh tranh áp dụng khi nào?

Chào hàng cạnh tranh là một trong những hình thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến hiện nay. Vậy chào hàng cạnh tranh là gì và được áp dụng khi nào?

Chào hàng cạnh tranh là gì?

Chào hàng cạnh tranh là một trong các hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng, bên cạnh đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện…

Chào hàng cạnh tranh áp dụng khi nào theo quy định mới nhất? (Ảnh minh họa)

Chào hàng cạnh tranh áp dụng khi nào?

Theo Điều 23 Luật Đấu thầu, Điều 57 Nghị định 63/2014, chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo một trong hai quy trình: Thông thường hoặc rút gọn tùy thuộc vào giá trị của gói thầu. Cụ thể,

  • Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

  • Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với:

- Gói thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng và thuộc một trong các trường hợp:

+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

- Gói thầu có giá trị không quá 01 tỷ đổng và thuộc một trong hai trường hợp:

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

- Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Đồng thời để tiến hành chào hàng cạnh tranh, các gói thầu phải đáp ứng đủ điều kiện sau:

- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

- Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Chào hàng cạnh tranh có phải đấu thầu qua mạng không?

Điểm a khoản 1 Điều 29 và khoản 1 Điều 31 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT quy định:

Kể từ ngày 1/2/2020 phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.

Theo đó, việc chào hàng cạnh tranh có phải đấu thầu qua mạng hay không tùy thuộc vào gói thầu chào hàng cạnh tranh có thuộc hạn mức đấu thầu qua mạng nêu trên không.

Trên đây là định nghĩa chào hàng cạnh tranh là gì và chào hàng cạnh tranh áp dụng khi nào? Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục