Nghị định 91: Sắp hết thời tin nhắn, cuộc gọi rác “hoành hành”

Hiện nay, vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác khiến nhiều người sử dụng điện thoại gặp phiền toái thậm chí là mất tiền oan khi lỡ tay bấm nhầm vào dịch vụ nào đó. Vậy làm thế nào để xóa bỏ và ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác?


Tin nhắn rác là gì? Cuộc gọi rác là gì?

Tin nhắn rác là những tin nhắn quảng cáo được gửi khi không có sự đồng ý trước của người sử dụng điện thoại hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo hoặc là những tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định (căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 91).

Cuộc gọi rác là cuộc gọi quảng cáo không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo theo quy định của pháp luật (căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 91).

Các quy định cấm của pháp luật được quy định chi tiết tại Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 8 Luật An ninh mạng...

Có thể thấy, Nghị định 91 đã định nghĩa cụ thể về tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Trong khi trước đây, tại Nghị định 90 năm 2008 sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 77 năm 2012 chỉ quy định về chống thư rác mà không quy định về cuộc gọi rác.


Chỉ gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo khi người dùng đồng ý

Vẫn kế thừa quy định này tại Nghị định 90, Nghị định 91 năm 2020 quy định như sau:

- Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi được người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo;

- Người quảng cáo phải chịu trách nhiệm và có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo.

Đây cũng là một trong những nguyên tắc khi gửi tin quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo được nêu tại Điều 13 Nghị định 91 này.

Xem thêm

Chặn tin nhắn, cuộc gọi rác
Chặn tin nhắn, cuộc gọi rác thế nào theo Nghị định 91? (Ảnh minh họa)

2 cách từ chối tin nhắn quảng cáo từ 01/10/2020

Điều 12 Nghị định 91 nêu rõ, khi sử dụng dịch vụ viễn thông, người sử dụng có quyền như sau:

- Chuyển tiếp thông tin về tin nhắn rác, cuộc gọi rác về Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin hoặc của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet.

- Được quyền nhận hoặc từ chối nhận quảng cáo.

Theo đó, tin nhắn quảng cáo phải có chức năng từ chối nằm ở cuối tin nhắn và được thể hiện một cách rõ ràng. Đồng thời, trong mỗi tin nhắn quảng cáo đều phải có phần hướng dẫn từ chối nhận tin nhắn đã đăng ký trước đó.

Các hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo được Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 91 gồm:

- Từ chối bằng tin nhắn;

- Từ chối qua gọi điện thoại.

Ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối, người quảng cáo phải gửi ngay thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu và phải chấm dứt việc gửi loại tin nhắn quảng cáo đã bị từ chối đến người sử dụng.

Người dùng báo tin nhắn rác đến đầu số 5656

Tại Nghị định 91, Chính phủ quy định, Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác trên đầu số 5656.

Khi đó, người sử dụng dịch vụ có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới đầu số 5656. Đồng thời, khi thực hiện các chương trình quảng cáo, người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi bản sao tin nhắn quảng cáo tới đầu số 5656 này.

Hiện nay, việc phản ánh tin nhắn rác được thực hiện thông qua Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn tại trên đầu số 456. Do đó, trong vòng 90 ngày kể từ ngày 01/10/2020, Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 456 sẽ được chuyển sang đầu số mới 5656.

Chỉ gọi điện quảng cáo từ 8h sáng đến 17 giờ chiều

Hiện nay, khoản 4 Điều 1 Nghị định 77/2012/NĐ-CP quy định:

Không được phép gửi quá 01 tin nhắn quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ và chỉ được phép gửi trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người nhận

Tuy nhiên, tại Điều 13 Nghị định 91 đã bỏ quy định gửi hơn 01 tin nhắn có nội dung tương tự nhau đến một số điện thoại trong vòng 24 giờ nhưng lại giới hạn chỉ “mỗi người quảng cáo không được phép gửi quá 03 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ”.

Đồng thời, Nghị định này cũng giới hạn số lần gọi điện thoại là “mỗi người quảng cáo không được phép gọi quá 01 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ và chỉ được gọi từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người sử dụng”.

Ngoài ra, về nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo, Điều 13 Nghị định 91 quy định:

- Không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo;

- Đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài Danh sách không quảng cáo, người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất;

- Trường hợp người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó;

- Phải chấm dứt việc gửi đến người sử dụng nhận các tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người sử dụng;

- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo;

- Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.

Xem thêm

gửi tin nhắn rác bị phạt nặngGửi tin nhắn rác, gọi điện thoại rác bị phạt rất nặng (Ảnh minh họa)

3 trường hợp nhà mạng không được thu cước tin nhắn quảng cáo

Các tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo phải gắn nhãn và trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.

Do đó, trong 03 trường hợp nêu tại khoản 15 Điều 9 Nghị định 91, nhà mạng không được thu cước khi:

- Người sử dụng nhắn tin từ chối nhận quảng cáo;

- Các tin nhắn quảng cáo lỗi;

- Tin nhắn có nội dung, giá cước không chính xác mà người quảng cáo đã công bố.


Gửi tin nhắn rác, cuộc gọi rác phạt đến 100 triệu đồng

Mức phạt này được bổ sung so với quy định hiện nay tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ. Cụ thể, mức phạt này dao động từ 05 triệu đồng đến 100 triệu đồng:

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng: Gọi điện thoại quảng cáo khi chưa được đồng ý một cách rõ ràng, đến người đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo; gửi tin nhắn đăng ký đến người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo;

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng: Gọi hơn 01 cuộc gọi đến 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ hoặc ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ - 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác…

- Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng: Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định; gửi bất kỳ tin nhắn quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo;

- Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng: Gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.

Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị buộc thu hồi số điện thoại đã thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: Những mức xử phạt vi phạm này sẽ được áp dụng từ 01/3/2021.

Trên đây là quy định về việc chặn tin nhắn, cuộc gọi rác thế nào theo Nghị định 91 vừa được ban hành. Có thể thấy, việc ban hành Nghị định này, vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác hứa hẹn sẽ được kiểm soát trong thời gian sắp tới.

Không chỉ tin nhắn rác, cuộc gọi rác là vấn nạn mà những vi phạm trên môi trường mạng hiện nay cũng là vấn đề nhức nhối. Do đó, hiện có nhiều biện pháp xử lý được áp dụng, có thể kể đến:

>> Mức phạt với các vi phạm trên Facebook từ 15/4/2020

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.