Phân biệt cấp đổi, cấp lại và đính chính Sổ đỏ

Khi người dân phân biệt được cấp đổi, cấp lại và đính chính Sổ đỏ sẽ biết cách xử lý, giải quyết khi Sổ đỏ bị hư hỏng, rách, bị mất hoặc bị sai thông tin.

Căn cứ khoản 1 Điều khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai số 31/2024/QH15, khoản 1 và 4 Điều 39 Nghị định 101/2024/NĐ-CP , cấp đổi, cấp lại và đính chính Giấy chứng nhận có những điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí

Cấp đổi

Cấp lại

Đính chính

Trường hợp áp dụng

- Người sử dụng đất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đã được cấp trước ngày 01/8/2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (mẫu Giấy chứng nhận mới).

- Giấy chứng nhận đã được cấp bị ố, nhoè, rách hoặc hư hỏng.

- Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất mà thực hiện việc cấp riêng cho từng thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng và trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận theo khoản 7 Điều 46 Nghị định 101/2024/NĐ-CP (trường hợp có nhiều thửa đất cấp chung 1 Giấy chứng nhận mà có một/một số thửa bị thu hồi).

- Mục đích sử dụng đất trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp khác với mục đích sử dụng đất theo phân loại của quy định hiện hành.

- Vị trí của thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp không chính xác so với vị trí thực tế sử dụng đất tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đã cấp.

- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng mà Giấy chứng nhận đã được cấp chỉ ghi họ tên của vợ/chồng, nay có yêu cầu đề nghị cấp đổi lại Giấy chứng nhận ghi cả họ tên vợ và chồng.

- Giấy chứng nhận đã được cấp ghi tên của hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi đầy đủ tên của các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đó.

- Thay đổi địa chỉ của thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.

- Thay đổi kích thước của các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới của thửa đất không có thay đổi.

Khi Giấy chứng nhận bị mất

- Có sai sót thông tin của người được cấp Giấy chứng nhận so với thông tin tại thời điểm đính chính.

- Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận hoặc được thể hiện trong văn bản có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Hồ sơ

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK được ban hành kèm Nghị định 101/2024/NĐ-CP.;

- Giấy chứng nhận đã cấp.- Mảnh trích đo bản đồ địa chính của thửa đất đối với trường hợp trích đo địa chính thửa đất.

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK được ban hành kèm Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

- Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp bị mất thì nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất nêu trên kèm theo bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

*Trường hợp cơ quan thẩm quyền phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót thì thông báo cho người được cấp và đề nghị nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận để đính chính.

*Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK được ban hành kèm Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Giấy tờ chứng minh sai sót thông tin của người được cấp Giấy chứng nhận so với thông tin tại thời điểm đề nghị đính chính/sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp.

- Văn bản uỷ quyền (nếu thực hiện thủ tục thông qua người đại diện).

Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa cấp đổi, cấp lại và đính chính Sổ đỏ. Qua những điểm khác biệt trên sẽ giúp người dân biết cách thực hiện các thủ tục để giải quyết nếu rơi vào từng trường hợp cụ thể như Sổ đỏ bị mất, rách, hư hỏng.

Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 .

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?