Cao 1m50 trở lên mới được làm giáo viên?

Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh - một trong những cái nôi đào tạo giáo viên lớn nhất cả nước vừa thông báo về quy chế tuyển sinh 2019, trong đó đặt ra một số yêu cầu về ngoại hình đối với thí sinh.

Nữ cao 1m50, nam cao 1m55 mới cần dự tuyển

Theo thông báo của trường, năm 2019, trường chỉ tuyển các thí sinh nữ có chiều cao từ 1,50m trở lên và thí sinh nam có chiều cao từ 1,55m trở lên vào các ngành đào tạo giáo viên.

Riêng ngành Giáo dục thể chất (giáo viên dạy thể dục), yêu cầu này càng khắt khe hơn. Cụ thể, thí sinh nam phải cao từ 1,65m và nặng 50kg trở lên, thí sinh nữ phải cao từ 1,55m và nặng 45kg trở lên.

Thông tin tuyển sinh năm 2019 của trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đang làm dấy lên nhiều luồng dư luận. Một số ý kiến cho rằng, đối với giáo viên, ngoại hình không thể quan trọng bằng kiến thức, kỹ năng và nhiệt huyết. Nhưng bên cạnh đó, cũng nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên có ngoại hình khá sẽ khiến học sinh hứng thú với bài giảng hơn.

Hiện nay, trong quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm theo Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo không đặt ra yêu cầu về ngoại hình đối với thí sinh dự thi ngành sư phạm.

Cao 1m50 trở lên mới được làm giáo viên?

ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh: Cao 1m50 trở lên mới được làm giáo viên (Ảnh minh họa)


Không tuyển thí sinh nói ngọng, nói lắp

Như đề cập ở trên, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định về tiêu chí để dự thi ngành sư phạm, nhưng các trường Đại học sư phạm nhiều năm nay vẫn có những quy định riêng trong quy chế tuyển sinh của trường mình.

Điển hình như trường ĐH Sư phạm Hà Nội không tuyển các thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp vào các ngành sư phạm.

Với ngành Giáo dục Thể chất và ngành Giáo dục Quốc phòng – An ninh, trường này cũng yêu cầu thí sinh phải đạt tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng như sau: đối với nam cao 1,65m, nặng 45kg trở lên; đối với nữ cao 1,55m, nặng 40kg trở lên.

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.