Cận nặng vẫn bị ép nhập ngũ, phải làm gì?

Ngày sơ tuyển nghĩa vụ quân sự đang đến rất gần. Những trường hợp không đủ điều kiện về sức khỏe theo yêu cầu sẽ được tạm hoãn nhập ngũ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp cận nặng vẫn bị gọi đi nghĩa vụ quân sự.

Cận bao nhiêu thì không phải đi nghĩa vụ?

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ 05 tiêu chuẩn sau:

- Lý lịch rõ ràng;

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

- Có trình độ văn hóa phù hợp.

Theo Thông tư 148/2018/TT-BQP, những người có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ là người có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Tuy nhiên, Thông tư này cũng quy định không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, yêu cầu về sức khỏe được đánh giá qua các tiêu chí là: thể lực; các bệnh về mắt; các bệnh về răng, hàm, mặt; tai, mũi, họng; các bệnh về thần kinh, tâm thần; các bệnh về tiêu hóa, hô hấp; các bệnh về tim mạch; các bệnh về cơ, xương, khớp; thận, tiết niệu, sinh dục; nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu; bệnh da liễu.

Trong đó, mắt cận thị từ - 1,5 D đến dưới - 3 D và mắt viễn thị dưới + 1,5 D đều được đánh giá loại 3. Nghĩa là công dân dù có sức khỏe loại 3 nhưng nguyên nhân do mắt cận trên 1,5 điop hoặc viễn thị đều không phải đi nghĩa vụ quân sự (trong khi sức khỏe loại 3 không phải do mắt vẫn phải đi nghĩa vụ).


Cận nặng vẫn bị ép nhập ngũ, phải làm gì? (Ảnh minh họa)

Cận nặng vẫn bị ép nhập ngũ, phải làm gì?

Hiện nay, trong một số trường hợp mặc dù công dân cận trên 1,5 điop, người khám sức khỏe vẫn ghi đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ. Thực trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nhầm lẫn trong quá trình khám, cố tình “ép” đi cho đủ chỉ tiêu…

Theo Điều 7 Luật Khiếu nại, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Theo Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ…

Như vậy, khi bị cận trên 1,5 diop mà vẫn bị yêu cầu tham gia nghĩa vụ quân sự, công dân có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân).

Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định gọi nhập ngũ.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thụ lý giải quyết.

Trường hợp công dân không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Nếu còn băn khoăn về các vấn đề pháp lý trong quá trình khám và thực hiện nghĩa vụ quân sự, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Luật Nghĩa vụ quân sự: 7 thông tin cần biết năm 2021.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(8 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục