6 việc doanh nghiệp cần làm ngay để đảm bảo an toàn nơi làm việc

Đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc là điều vô cùng cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng suất lao động. Trong mọi tình huống, mọi doanh nghiệp đều phải được an toàn.

Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đặt ra 06 nhóm trách nhiệm cho doanh nghiệp phải thực hiện để đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc. Theo đó:

6 việc doanh nghiệp cần làm ngay để đảm bảo an toàn nơi làm việc

Phải làm gì để được an toàn tại nơi làm việc (Ảnh minh họa)

Về môi trường làm việc:

- Phải đạt yêu cầu về môi trường tối ưu (không gian, độ thoáng, bụi, tiếng ồn, các yếu tố nguy hiểm,…);

- Định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố môi trường;

-  Có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp.

Về phương tiện lao động:

- Sử dụng, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn tại nơi làm việc;

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, nhà kho.

Về trang bị bảo hộ lao động:

- Trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm công việc có yếu tố nguy hiểm, có hại;

- Trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Về phòng ngừa sự cố:

- Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;

 - Cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;

- Có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn đặt ở vị trí dễ thấy đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản;

- Xây dựng và ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;

Về hoạt động tuyên truyền:

- Tuyên truyền, phổ biến nội quy, quy định, các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;

- Huấn luyện cho người lao động biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc liên quan đến công việc;

Về xử lý sự cố:

- Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;

- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vượt khỏi khả năng kiểm soát.

Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà pháp luật đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện. Trên cơ sở này, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả, chất lượng công tác phòng ngừa để đảm bảo an toàn tại nơi làm việc.

Xem thêm:

Làm gì khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc?

Người lao động cần làm gì để tự bảo vệ mình tại nơi làm việc?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.