4 việc thí sinh cần làm sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Ngày 24/7/2022, Bộ Giáo dục đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, vậy thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm thi?

1. Tính điểm đỗ tốt nghiệp THPT

Tại Điều 42 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT quy định:

1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Như vậy, để đỗ tốt nghiệp THPT, thí sinh phải có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên.

Trong đó, căn cứ  Điều 41 Quy chế thi tốt nghiệp THPT, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm điểm của các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp.

Cụ thể, điểm xét tốt nghiệp đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức:
4 việc thí sinh cần làm sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Điểm xét tốt nghiệp đối với học viên giáo dục thường xuyên được tính theo công thức sau:
cach tinh diem xet tot nghiep thpt 2021

- Theo Điều 40 Quy chế thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được cộng điểm khuyến khích khi:

  • Có giải thi chọn học sinh giỏi văn hóa
  • Có giải thi thực hành, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật
  • Có giấy chứng nhận nghề
  • Học viên giáo dục thường xuyên có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích thì cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm điểm ưu tiên nhiều nhất là 4,0 điểm.

- Về điểm ưu tiên: 

Điểm ưu tiên: Căn cứ Điều 39 Quy chế thi tốt nghiệp THPT, tùy từng đối tượng, thí sinh có thể được cộng 0,25 hoặc 0,5 điểm.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT

lam gi sau khi biet diem thi tot nghiep thpt
Cần làm gì sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2022? (Ảnh minh họa)

2. Nộp đơn phúc khảo từ ngày 24/7 đến hết 03/8/2022

Nếu có thắc mắc về điểm số sau khi có kết quả thi, mọi thí sinh đều được quyền phúc khảo bài thi bằng cách nộp đơn phúc khảo tại điểm đăng ký thi.

Năm nay, thí sinh được nộp Đơn xin phúc khảo bài thi tốt nghiệp từ ngày 24/7 đến hết ngày 03/8/2022 theo lịch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Công văn số 1523/BGDĐT-QLCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT

3. Tham khảo điểm sàn các trường để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp

Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường sẽ công bố điểm sàn các ngành đào tạo cho thí sinh. Trong đó, điểm sàn là điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để các trường Đại học hay Cao đẳng lấy làm cơ sở xét tuyển sinh.

Trước khi chốt nguyện vọng lần cuối, thí sinh cần nghiên cứu kỹ điểm sàn năm tuyển sinh và điểm chuẩn các năm trước để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp.

Điểm xét tuyển của thí sinh càng cao hơn điểm sàn thì thí sinh càng có nhiều cơ hội trúng tuyển.

Xem thêm: Điểm sàn, điểm chuẩn là gì? Ảnh hưởng thế nào đến thí sinh?

4. Điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến

Theo Kế hoạch tuyển sinh đại học 2022 ban hành kèm Quyết định 1683/QĐ-BGDĐT, thí sinh có thể đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8/2022 trên trang quản lý thi.

Dự kiến, thí sinh sẽ được thông báo trúng tuyển đợt 1 trước 17 giờ ngày 17/9/2022 và phải xác nhận nhập học trước 17 giờ ngày 30/9/2022.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Cần làm gì sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ:  1900.6192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không?

Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không?

Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không?

Để sản xuất một chương trình truyền hình cần kết hợp hàng loạt các yếu tố trong đó không thể không kể đến kịch bản chương trình - xương sống của cả chương trình. Với tầm quan trọng như vậy, kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ sở hữu trí tuệ không?