Người ngoại tỉnh cần làm gì khi đang “kẹt” tại Hà Nội, TP.HCM?

Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, khiến rất nhiều người đang “kẹt” tại đây mà không thể về quê. Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho những người đang ở trong trường hợp này.

1. Không được tự ý về quê

Ngày 05/8/2021, Thủ tướng ra Công điện khẩn số 1068 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tại các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16 là “ai ở đâu ở yên đấy”

Bất cứ việc di chuyển tự phát nào để về quê, dù là bằng phương tiện cá nhân, cũng là không được phép và người dân buộc phải quay đầu xe.

Người dân chỉ được về quê nếu tỉnh, thành mà người dân đang sinh sống, làm việc phối hợp với địa phương nơi người dân có thường trú lên phương án hỗ trợ đưa người dân trở về. Khi về quê, người dân phải thực hiện cách ly y tế theo quy định của địa phương.

Xem thêm: Giải đáp chi tiết có được về quê khi đang giãn cách xã hội?

can lam gi khi ket lai tai ha noi

2. Biết rõ trường hợp nào được ra ngoài 

Các tỉnh, thành phố đang giãn cách theo Chỉ thị 16 đều quy định rất rõ các trường hợp người dân được ra ngoài đường.

Theo Chỉ thị 17/CT-UBND của Hà Nội, người dân chỉ được ra ngoài khi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; Cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; Đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở được phép hoạt động.

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, theo quy định mới nhất tại Kế hoạch số 2798/KH-UBND, người dân không được đi mua hàng trực tiếp mà sẽ được đi chợ hộ, lương thực, thực phẩm sẽ được mang đến tận nhà. Thành phố cũng quy định cụ thể 16 trường hợp được ra đường từ ngày 23/8/2021.


3. Nhận tiền hỗ trợ Covid-19

Nếu như người kẹt lại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là những người lao động tự do, thì theo Nghị quyết 68/NQ-CP, sẽ được nhận hỗ trợ lên đến 1,5 triệu đồng. Điều kiện, chính sách hỗ trợ sẽ do các địa phương quy định cụ thể. Tuy nhiên, điều kiện chung để nhận được hỗ trợ là người lao động tự do ngoại tỉnh phải có đăng ký tạm trú tại đây.

Nếu như là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương thì được hưởng hỗ trợ theo 02 mức là 1,855 triệu đồng/người và 3,710 triệu đồng/người (tùy vào thời gian nghỉ việc);

Nếu như là người lao động bị ngừng việc, phải cách ly y tế hoặc trong khu vực phong tỏa thì được nhận hỗ trợ 01 triệu đồng/người;

Nếu như là người lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng hỗ trợ 3,7 triệu đồng/người.

Những người ngoại tỉnh “kẹt” ở lại các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần nắm rõ mình thuộc trường hợp nào để làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ, giúp vơi bớt khó khăn trong thời gian này.

can lam gi khi ket lai ha noi

4. Đăng ký nhận nhu yếu phẩm qua Zalo

Nếu như có hoàn cảnh khó khăn, cần lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, người dân ngoại tỉnh có thể sử dụng tính năng Zalo Connect trên ứng dụng Zalo.

Đây là tính năng kết nối những người gặp khó khăn, cần giúp đỡ trong vùng dịch với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân. Tại đây, người dân có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người người đang ở gần vị trí của mình nhất về lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm…

Xem thêm: Cách nhận hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm qua Zalo


5. Đăng ký tiêm vắc xin ngay khi có cơ hội

Vắc xin đang là tấm lá chắn hữu hiệu nhất đối với người dân trước nguy cơ nhiễm Covid-19. Vì thế, những người ngoại tỉnh đang kẹt lại ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng cần đăng ký tiêm vắc xin ngay khi có cơ hội, có thể đăng ký tiêm theo cơ quan, doanh nghiệp mình đang làm việc hoặc ở phường nơi mình đang cư trú.

Tin vui dành cho người ngoại tỉnh là không cần có đăng ký tạm trú vẫn có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin hiện nay đang hạn chế nên chưa thể tiêm ngay sau khi đăng ký.

Trên đây là 5 thông tin liên quan đến câu hỏi Cần làm gì khi đang kẹt tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh? Nếu bài viết chưa thể giải đáp hết những băn khoăn của bạn, vui lòng liên hệ với LuatVietnam qua số tổng đài 1900.6192, bấm phím số 0 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.