Cấm người lao động sang nước ngoài làm nghề massage

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 07 nghề bị cấm khi đi làm việc ở nước ngoài, một trong số đó là nghề massage.


Cấm làm nghề massage tại các nhà hàng, khách sạn

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Dự thảo Nghị định này ban hành kèm theo Danh mục nghề và công việc cấm đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có nghề massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí. Theo Điều 5 của dự thảo thì đây là công việc ảnh hưởng tới thuần phong, mỹ tục của Việt Nam.

Ngoài nghề massage, một số nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thể trạng của người Việt Nam cũng nằm trong Danh mục cấm, như: Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại; Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả…

Cấm người lao động sang nước ngoài làm nghề massage

Đề xuất cấm người lao động sang nước ngoài làm nghề massage (Ảnh minh họa)


Nghề massage có thật sự xấu?

Đề xuất cấm đưa người lao động sang nước ngoài làm nghề massage nêu trên đang gây ra không ít ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng, bản chất nghề massage không hề xấu, đó là một nghề lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hoàn toàn chính đáng của con người.

Chỉ có điều, trên thực tế, nghề massage ít nhiều đã bị biến tướng thành một nghề không mấy lành mạnh. Thực tế này không phải chỉ có ở nước ngoài mà ngay cả ở Việt Nam. Trong khi đó, ở trong nước, nghề massage cũng không nằm trong Danh mục những ngành, nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh theo Luật Đầu tư 2014.

Ngoài ra, đề xuất nêu trên của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng được cho là khó khả thi và không phù hợp với thực tế. Bởi không dễ gì có thể kiểm soát việc doanh nghiệp có đưa người lao động sang nước ngoài làm công việc đó hay không.

Hiện tại, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn đang được lấy ý kiến của dư luận, trước khi chính thức trình Chính phủ thông qua.

Quý khách hàng có thể xem toàn văn dự thảo Nghị định này tại đây.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Luật Tiếp công dân - Những điểm cần lưu ý năm 2019

Luật Tiếp công dân - Những điểm cần lưu ý năm 2019

Luật Tiếp công dân - Những điểm cần lưu ý năm 2019

Công tác tiếp công dân có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Luật Tiếp công dân 2013 ra đời đã góp phần đảm bảo việc các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được ý kiến của nhân dân liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Dưới đây, LuatVietnam đã tổng hợp 08 điểm cần lưu ý của Luật này năm 2019.