Cách xác định tỷ lệ thương tổn cơ thể trong các vụ án hình sự

Trong các vụ án hình sự có không ít những hành vi phạm tội liên quan đến thương tích, tổn hại sức khỏe của người bị hại. Để bảo vệ mình và mọi người, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ về cách xác định tỷ lệ thương tổn cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ TTCT) trong các vụ án hình sự để tìm hướng giải quyết sau này.

Thời điểm giám định tỷ lệ thương tổn cơ thể

Theo quy định tại Điều 205, 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật bao gồm:

- Khi đương sự hoặc người đại diện của họ đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ

- Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết phải tiến hành trưng cầu giám định. Theo đó, có một số tội cụ thể cần phải tiến hành trưng cầu giám định như sau:

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

+ Tội hành hạ người khác

+ Tội hiếp dâm

Cách xác định tỷ lệ thương tổn cơ thể trong các vụ án hình sự

Cách xác định tỷ lệ thương tổn cơ thể trong các vụ án hình sự (Ảnh minh họa)

Cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể trong các vụ án hình sự

Tỷ lệ tổn thương cơ thể bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật.

Tỷ lệ thương tổn cơ thể được xác định theo % tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 quy định về tỷ lệ thương tổn cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Cụ thể các tổn thương như sau:

- Tổn thương cơ thể do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não

- Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch

-  Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ nội tiết

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ – xương – khớp

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ do tổn thương phần mềm

- Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng

- Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác

- Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt

Ngoài ra, nếu một người có nhiều vùng bị tổn thương thì việc xác định tỷ lệ % tổn thương có thể được tính theo phương pháp cộng, cụ thể:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

a) T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất

b) T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ hai được tính:

T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

c) T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ ba được tính:

T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

d) Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ n được tính:

Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 tổn thương:

- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, xác định tỷ lệ % TTCT là 63%;

- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, xác định tỷ lệ % TTCT là 41%;

- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, xác định tỷ lệ % TTCT 22%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D được tính như sau:

- T1 = 63%

- T2 = (100 - 63) x 41/100 % = 15,17 % (kết quả lấy đến hai chữ số thập phân).

- T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100 % = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83%.

Nguyễn Hương
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Vì sao khi xét xử người dưới 18 tuổi, Thẩm phán không mặc áo choàng?

Pháp luật hiện nay đã có rất nhiều quy định thể hiện tinh thần nhân đạo và khoan dung đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội. Một trong số đó là quy định Thẩm phán khi xét xử người dưới 18 tuổi không mặc áo choàng. Vậy vì sao lại có quy định như vậy?