Cách tính tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Tham gia nghĩa vụ quân sự là một trong những trách nhiệm của công dân. Công dân trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được gọi nhập ngũ, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tính tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.


Độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Điểm g khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định, tạm hoãn gọi nhập ngũ với những công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học hệ chính quy trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Theo đó, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là đến hết 27 tuổi.

Như vậy, hiện nay độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Cách tính tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự
Cách tính tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự (Ảnh minh họa)

Cách tính tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự

Căn cứ các quy định nêu trên, cần chú ý 3 mốc thời gian: đủ 18 tuổi, hết 25 tuổi và hết 27 tuồi.

Theo đó giả sử gọi thời gian sinh của công dân nam là dd/mm/yyyy, thời gian công dân này đủ 18 tuổi là dd/mm/yyyy + 18; hết 25 tuổi là hết ngày dd/mm/yyyy  + 26 (đủ 26 tuổi); hết 27 tuổi là hết ngày dd/mm/yyyy  + 28 (đủ 28 tuổi)

Tham khảo tình huống sau để hiểu về cách tính tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự của công dân:

Công dân nam sinh ngày 18/6/2000, thời điểm công dân này đủ 18 tuổi được xác định là vào ngày 18/6/2018. Do vậy, từ ngày 18/6/2018, công dân này bắt đầu bước vào độ tuổi được gọi nhập ngũ.

Đến hết ngày 18/6/2026, công dân này mới hết tuổi gọi nhập ngũ (đối với trường hợp hết 25 tuổi).

Với trường hợp được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là đến hết 27 tuổi tức là đến hết ngày 18/6/2028, công dân này sẽ hết tuổi gọi nhập ngũ.

Để đủ điều kiện tham gia nhập ngũ, công dân cần chú ý thông tin về lịch khám nghĩa vụ quân sự 2019.

Xem thêm:

Luật nghĩa vụ quân sự 2019: 7 thông tin cần biết

Nghĩa vụ quân sự và những điều cần biết

Nữ giới đi nghĩa vụ quân sự, tại sao không?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Bản Phân tích Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực

Nghị định 62/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực có nhiều điểm mới so với dự thảo lấy ý kiến trước đó.

Dự án chung cư bị “siết nợ”, quyền của người mua nhà tính sao?

Dự án chung cư bị “siết nợ”, quyền của người mua nhà tính sao?

Dự án chung cư bị “siết nợ”, quyền của người mua nhà tính sao?

Chủ đầu tư mang dự án chung cư thế chấp tại ngân hàng, khi đến hạn mà không thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Quyền lợi của người mua căn hộ chung cư được giải quyết ra sao khi chung cư bị “siết nợ”, dù họ không có liên quan đến các khoản nợ này?