Cách tính trợ cấp hằng tháng cho người tai nạn lao động

Người bị tai nạn lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng. Dưới đây là các quy định liên quan về điều kiện, mức hưởng và cách tính trợ cấp hằng tháng cho người tai nạn lao động.


Điều kiện hưởng trợ cấp lao động hằng tháng

Điều 45 và khoản 1 Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể về điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng.

Theo đó, người lao động được hưởng trợ cấp lao động hằng tháng khi có đủ các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ Luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Điều kiện 2: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Cách tính trợ cấp hằng tháng cho người tai nạn lao động

Người lao động giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng (Ảnh minh họa)


Cách tính trợ cấp hằng tháng của người tai nạn lao động

Mức trợ cấp hằng tháng của người tai nạn lao động

Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp hằng tháng.

Theo đó, người lao động bị tai nạn suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Ngoài mức trợ cấp quy định trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

- Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Công thức tính trợ cấp hằng tháng cho người tai nạn lao động

Khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp  hằng tháng đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu được quy định như sau:

Mức trợ cấp hằng tháng

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong đó:

{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤m ≤ 100).

- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Ví dụ: Ông A bị tai nạn lao động ở công trường vào tháng 10/2018. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.

Ông A có 12 năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9/2018 là 1.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.390.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

0,3 x  + (40 - 31) x 0,02 x 1.390.000 = 667.200 đồng/tháng.

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

0,005 x 1.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 1.400.000 = 53.200 đồng/tháng.

- Mức trợ cấp hằng tháng của ông A là:

667.200 đồng + 53.200 đồng = 720.400 đồng/tháng.

Xem thêm:

Ai phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động?

Bị tai nạn trên đường đi làm, vẫn hưởng chế độ tai nạn lao động

Luật An toàn vệ sinh lao động và 8 điểm đáng chú ý năm 2018

Chế độ tai nạn lao động: Những quyền lợi ít người biết

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.