Cách tính tiền trượt giá khi hưởng BHXH

Mức điều chỉnh tiền lương hay thường được gọi là tiền trượt giá khi hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) được áp dụng từ ngày 01/01/2018. Cụ thể, cách tính tiền trượt giá này như nào?

Đối tượng được tính tiền trượt giá

Cách tính tiền trượt giá khi hưởng BHXH
Cách tính tiền trượt giá khi hưởng BHXH (Ảnh minh họa)

Theo Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH gồm:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018.

- Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018.

Như vậy, đối tượng được tính tiền trượt giá là người hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

Cách tính tiền trượt giá khi hưởng BHXH

Cách tính tiền trượt giá căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định.

Theo Điều 1 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH, cách tình tiến trượt giá khi hưởng BHXH một lần như sau:

Trường hợp 1: Tiền lương tháng đã đóng BHXH với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo công thức:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Mức điều chỉnh

4,56

3,87

3,66

3,54

3,29

3,15

3,20

3,21

3,09

3,00

2,78

2,57

2,39

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Mức điều chỉnh

2,21

1,79

1,68

1,54

1,30

1,19

1,11

1,07

1,06

1,04

1,00

1,00

Trường hợp 2: Thu nhập đối tháng đóng BHXH với người lao động tại doanh nghiệp được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm

x

Mức điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện như sau:

Bảng 2:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Mức điều chỉnh

1,79

1,68

1,54

1,30

1,19

1,11

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

Mức điều chỉnh

1,07

1,06

1,04

1,00

1,00

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục