Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài

Để tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho người nước ngoài có thu nhập chịu thuế TNCN ở Việt Nam thì đầu tiên phải xác định là cá nhân cư trú hay không cư trú, nếu là cá nhân cư trú thì xác định thêm thời hạn làm việc tại Việt Nam.

Người nước ngoài là cá nhân cư trú

Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, cách tính thuế TNCN phụ thuộc vào thời gian làm việc. Cụ thể:

- Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế)

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

- Đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì khấu trừ theo Biểu thuế toàn phần.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài

Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài (Ảnh minh họa)

Người nước ngoài là cá nhân không cư trú

Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập chịu thuế

x

Thuế suất 20%

- Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. Cụ thể:

- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

+ Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

+ Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.

Thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú đồng thời làm việc ở Việt Nam và nước ngoài

Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam được xác định như sau:

- Trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày làm việc cho công việc tại VN

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm

- Trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày có mặt ở VN

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

365 ngày

Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Xem thêm:

Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

Chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

Hẳn ai cũng biết di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu thế nào là một di chúc hợp pháp. Liệu di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực mới được coi là hợp pháp hay không?