Cách tính thuế bảo vệ môi trường năm 2019

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu với hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế có trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường.

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Theo Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm 08 nhóm hàng hóa. Cụ thể:

- Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; thiên liệu bay; dầu diezel; dầu hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn.

- Than đá, bao gồm: Than nâu; than antraxit; than mỡ; than đá khác.

- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là loại gas dùng làm môi chất sử dụng trong thiết bị lạnh và trong công nghiệp bán dẫn.

- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng gồm: PMC 90 DP, PMs 100 CP.

- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng gồm: XM5 100 bột,
LN 5 90 bột.

- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng như: Alumifos 56% Tablet, Celphos 56 % tablets…

Để xem chi tiết từng hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế tại: Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường 2019

Cách tính thuế bảo vệ môi trường năm 2019

Cách tính thuế bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa)

Cách tính thuế bảo vệ môi trường

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường

Theo Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC, thuế bảo vệ môi trường được tính theo công thức sau:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp

=

Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế

x

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Để tính được số tiền thuế phải nộp cần tính được số lương đơn vị hàng hóa chịu thuế và mức thuế tuyệt đối mà Nhà nước quy định. Cụ thể:

- Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định như sau:

+ Hàng hóa sản xuất trong nước: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Hàng hóa nhập khẩu: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

+ Hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu…Số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế

=

Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho

x

Tỷ lệ % xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp

+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp.

- Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa được Nhà nước ấn định với từng loại hàng hóa như sau:

TT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

1

Xăng, trừ etanol

lít

4.000

2

Nhiên liệu bay

lít

3.000

3

Dầu diesel

lít

2.000

4

Dầu hỏa

lít

1.000

5

Dầu mazut

lít

2.000

6

Dầu nhờn

lít

2.000

7

Mỡ nhờn

kg

2.000

II

Than đá

1

Than nâu

tấn

15.000

2

Than an - tra - xít (antraxit)

tấn

30.000

3

Than mỡ

tấn

15.000

4

Than đá khác

tấn

15.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC

kg

5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000


Xem thêm:

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường 2019

Luật Quản lý thuế và 7 nội dung đáng chú ý nhất

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.