Cách tính số ngày nghỉ khám thai của lao động nữ

Lao động nữ có bầu không chỉ được hưởng những quyền lợi đặc biệt, mà còn có một số ngày nghỉ nhất định trong suốt thời gian thai kỳ để đi khám thai.


Lao động nữ được nghỉ mấy ngày đi khám thai?

Đây là nội dung được quy định khá cụ thể tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, trong suốt thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trong trường hợp ở xa bệnh viện hoặc lao động nữ có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày mỗi lần khám thai.

Như vậy, trong suốt thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ ít nhất 05 ngày đi khám thai và tối đa là 10 ngày với trường hợp đặc biệt (bệnh viện ở xa; lao động nữ có bệnh lý; thai không bình thường).

Đáng chú ý, Điều 32 nêu trên cũng giải thích rõ, thời gian nghỉ việc để đi khám thai tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Cách tính số ngày nghỉ khám thai của lao động nữ

Lao động nữ có từ 5 ngày nghỉ làm để đi khám thai (Ảnh minh họa)


Tính lương những ngày nghỉ khám thai thế nào?

Cũng giống nghỉ dưỡng thai, nghỉ sinh con…, lao động nữ nghỉ việc để đi khám thai sẽ không hưởng lương do người sử dụng lao động trả, mà hưởng trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. Mức hưởng được quy định Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Cụ thể, nếu lao động nữ nghỉ 05 ngày đi khám thai thì mức tiền hưởng một ngày được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = 100% mức bình quân tiền lương tháng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 ngày x 5 ngày.

Ví dụ: Chị H có mức lương bình quân đóng BHXH là 05 triệu đồng. Chị nghỉ khám 05 ngày thì mức hưởng trợ cấp của chị trong 05 ngày là: 05 triệu đồng : 24 ngày x 5 ngày =  1,041 triệu đồng.

Xem thêm:


Tất tật những khoản tiền lao động nữ nhận được khi sinh con

Khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế?

Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2025 với nhiều nội dung mới tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động. Bài viết tổng hợp những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý, mời bạn đọc theo dõi.

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.