Cách viết phiếu Đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018

Theo Công văn 991/BGDĐT-QLCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh có 20 ngày, từ ngày 01/04 - 20/04/2018 để nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia. Dưới đây, LuatVietnam dẫn lại quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết Phiếu Đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018, giúp các thí sinh tránh những sai sót và phải làm lại hồ sơ nhiều lần.

Cách viết phiếu Đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018

Cách viết phiếu Đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018

Hướng dẫn viết Phiếu Đăng ký dự thi:

Mục Sở GD-ĐT .... MÃ SỞ ....: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký thi thuộc Sở nào thì ghi tên sở đó; sau đó điền hai chữ số thể hiện mã sở vào 2 ô trống tiếp theo. Mã sở GD-ĐT xem tại đây.

Mục Số phiếu: Thí sinh không ghi mục này.

Mục 1, 2: Ghi theo đúng như giấy khai sinh , viết bằng chữ in hoa có dấu, Nữ ký hiệu số 1, Nam ký hiệu số 0. Nếu ngày, tháng, năm sinh bé hơn 10 thì viết số 0 ở trước, phần năm sinh chỉ viết 2 số cuối.

Mục 3: Nơi sinh của thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố; Dân tộc ghi đúng theo giấy khai sinh.

Mục 4: Đối với Chứng minh nhân dân mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, 03 ô đầu để trống; đối với Chứng minh nhân dân mẫu mới hoặc Thẻ căn cước công dân, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.

Mục 5: Ghi Mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận). Chỉ ghi mã xã (phường) đối với các xã (phường) thuộc diện đặc biệt khó khăn do Bộ GD&ĐT quy định.

Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo. Mục tên lớp: ghi rõ tên lớp 12 nơi học sinh đang học (ví dụ 12A1, 12A2,...), đối với học sinh là thí sinh tự do ghi “TDO”.

Mục 7: Ghi rõ điện thoại, email (nếu có). Đối với thí sinh có yêu cầu điều chỉnh đăng ký xét tuyển tuyển sinh trực tuyến, cần đăng ký số điện thoại di động cá nhân (của mình) để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ họ tên người liên hệ, địa chỉ chi tiết: xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố). Địa chỉ này đồng thời là địa chỉ nhận Giấy báo trúng tuyển nếu thí sinh trúng tuyển.

Mục 9: Thí sinh có nguyện vọng lấy kết quả dự thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên thì đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.

Mục 10: Thí sinh bắt buộc phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để thể hiện rõ thí sinh học theo chương trình THPT hay chương trình Giáo dục thường xuyên.

Mục 11: Đối với thí sinh tự do, đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để phân biệt rõ là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT (tính đến thời điểm dự thi).

Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi nào thì ghi tên cụm thi và mã cụm thi do Bộ GD&ĐT quy định vào vị trí tương ứng.

Mục 13: Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp phiếu ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp phiếu ĐKDT tại các địa điểm do Sở GDĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.

Mục 14: Đối với thí sinh hiện đang là học sinh lớp 12 (chưa tốt nghiệp THPT) phải đăng ký bài thi tại điểm a, thí sinh không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm b. Đối với thí sinh tự do, tùy theo mục đích dự thi, tùy theo việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng có thể chọn cả bài thi (tại điểm a) hoặc chỉ chọn một số môn thành phần (tại điểm b) cho phù hợp.

Thí sinh đăng ký dự thi bài thi/môn thi thành phần nào thì đánh dấu (X) vào ô bài thi/môn thi thành phần tương ứng, riêng đối với bài thi Ngoại ngữ thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ: N1 – Tiếng Anh; N2 – Tiếng Nga; N3 – Tiếng Pháp; N4 – Tiếng Trung Quốc; N5 – Tiếng Đức; N6 – Tiếng Nhật.

Mục 15: Đối với thí sinh xin miễn thi ngoại ngữ, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ.

Mục 16: Thí sinh đã dự thi THPT năm trước, nếu có những môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu môn nào thì ghi điểm môn đó vào ô tương ứng. Đối với những môn được bảo lưu, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự thi (bài thi hoặc môn thi thành phần) ở Mục 13 nếu có nguyện vọng sử dụng kết quả thi xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Mục 17: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định. Nếu khai thiếu trung thực sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy tờ minh chứng hợp pháp cho trường khi đến nhập học.

Mục 18: Đối với thí sinh dự thi có mục đích xét tuyển ĐH, CĐ cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 (KV1) điền chữ số 1, Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) điền 2NT,  Khu vực 2 (KV2) điền chữ số 2, Khu vực 3 (KV3) điền chữ số 3. Trong 3 năm học THPT hoặc tương đương, học ở đâu lâu hơn hưởng ưu tiên khu vực ở đó.

Mục 19: Thí sinh đã tốt nghiệp thì ghi năm tốt nghiệp của mình, thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh chưa tốt nghiệp ghi năm tốt nghiệp là 2018.

Mục 20: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên cao đẳng, đại học cần đánh dấu (X) vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nào tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ).

Mục 21: Mục này dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên. Để ghi thông tin ở mục này, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của trường có nguyện vọng học được đăng tải  trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và trang thông tin của các trường để có thông tin đăng ký chính xác về mã trường, mã ngành/nhóm ngành, tên ngành/nhóm ngành, tổ hợp môn xét tuyển.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản

Phân biệt Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản

Phân biệt Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản

Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tội mà trong đó người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội tham ô tài sản là tử hình, trong khi đó, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản chỉ phải đối mặt với mức án cao nhất là chung thân.