Cách cho vay tiền không lo bị “quỵt”

Cho vay tiền là giao dịch quen thuộc trong đời sống xã hội, thế nhưng đây cũng là giao dịch ẩn chứa nhiều rủi ro do bên vay cố tình chây ỳ không trả nợ và bên vay ngậm ngùi mất trắng số tiền cho vay.

Hiện tại, pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng về hợp đồng vay tiền nên các giao dịch này được áp dụng theo quy định về giao dịch cho vay tài sản của Bộ luật Dân sự  năm 2015.

Cụ thể, Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trong thực tế, các bên thường sử dụng sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau để cho vay tiền. Nhưng khi bên vay không trả, bên cho vay rất khó để có thể đòi lại số tiền đã cho vay.

Dưới đây là một số lưu ý khi cho vay tiền để không lo bị “quỵt nợ”.

Cách cho vay tiền không lo bị “quỵt”

Cách cho vay tiền không lo bị “quỵt nợ" (Ảnh minh họa)

1. Nhất định phải làm Giấy cho vay tiền

Khi cho vay tiền, nhất là với số tiền lớn, nên làm Giấy cho vay. Giấy cho vay được xem như một Hợp đồng vay tiền nhằm ràng buộc trách nhiệm của hai bên.

Hợp đồng vay tiền cần có nội dung rõ ràng về thông tin người vay, người cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả… và có đầy đủ chữ ký của hai bên.

Để Hợp đồng vay tiền có hiệu lực pháp lý, các bên phải đáp ứng các điều kiện như: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp; Hoàn toàn tự nguyện thực hiện giao dịch cho vay; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; Lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm.

2. Nên công chứng, chứng thực Hợp đồng cho vay

Pháp luật không yêu cầu Hợp đồng cho vay phải đánh máy, do đó hai bên có thể là Giấy cho vay viết tay. Pháp luật cũng không yêu cầu Hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực, nhưng việc công chứng, chứng thực sẽ giúp bên cho vay dễ dàng chứng minh việc cho vay trước Tòa hơn, nếu phải khởi kiện ra Tòa án do bên vay không trả tiền.

3. Nắm rõ thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án

Khi đã làm Giấy vay tiền nghĩa là bên cho vay đã “nắm trong tay” căn cứ để có thể làm thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án, trong trường hợp bên vay cố tình không trả.

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm các loại giấy tờ như: Đơn khởi kiện (theo mẫu); Giấy vay nợ; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện… Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay nợ cư trú là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là 03 năm (Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015).

Xem thêm:

Đòi nợ thế nào khi cho vay không có giấy tờ?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.