Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

Về nguyên tắc khi không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Tuy nhiên pháp luật quy định chủ thể vi phạm được miễn trách nhiệm khi rơi vào trường hợp bất khả kháng. Thế nào là bất khả kháng?

Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép

Theo đó, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

- Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

- Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì một sự kiện mới được xem là bất khả kháng và là căn cứ để miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm.

Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng (Ảnh minh họa)

Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

Theo đó, những hiện tượng thiên tai như mưa, lũ, hỏa hoạn, bão, sóng thần, núi lửa phun trào....là sự kiện bất khả kháng. Điều này được áp dụng thống nhất trong thực tiễn.

Ngoài ra, các hiện tượng xã hội như chiến tranh, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ cũng là sự kiện bất khả kháng.

Đáng chú ý, các bên có thể thỏa thuận những sự kiện khác: thiếu nhiên liệu, mất điện, lỗi mạng...là sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm khi vi phạm.

Hiện nay, vấn đề bất khả kháng còn quy định chung chung chưa bao quát được các trường hợp trong thực tế nên trong thực tiễn áp dụng các bên thường xuyên xảy ra tranh chấp liên quan đến việc xác định trường hợp được xem là bất khả kháng.

Do đó, khi soạn thảo hợp đồng các bên cần có điều khoản về sự kiện bất khả kháng và nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.

Thông thường khi soạn thảo hợp đồng các bên chủ thể có thể lựa chọn xây dựng điều khoản bất khả kháng theo phương pháp sau:

Phương pháp định nghĩa: Khi sử dụng phương pháp này các bên phải đưa ra một khái niệm về sự kiện bất khả kháng. Ưu điểm của phương pháp này là mang tính khái quát, tránh bỏ sót những trường hợp được xem là bất khả kháng. Tuy nhiên phương pháp này là mang tính trừu tượng, khó áp dụng, dễ phát sinh tranh chấp.

Phương pháp liệt kê: Các bên phải tiến hành liệt kê các trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng. Việc này giúp xác định các trường hợp bất khả kháng cụ thể, rõ ràng tuy nhiên lại dẫn đến việc liệt kê thiếu các trường hợp được xác định là bất khả kháng

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này là sự kết hợp của hai phương pháp trên: Đưa ra định nghĩa và liệt kê các trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng. Đây là phương pháp tối ưu nhất khi xây dựng điều khoản về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng.

Xem thêm:

Những điểm đáng chú ý của Bộ luật Dân sự 2015

Mẫu Văn bản hủy bỏ hợp đồng mua bán

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.