Rất dễ bắt gặp hình ảnh vạch kẻ đường màu trắng, màu vàng trên đường, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của các loại vạch này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại vạch kẻ đường màu vàng để thực hiện đúng quy định giao thông đường bộ.
Vạch kẻ đường màu vàng là gì?
Theo Điều 52 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, vạch kẻ đường nói chung (trong đó có vạch kẻ đường màu vàng) là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
Vạch này có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.
Khi vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Khi sử dụng vạch kẻ đường kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự như sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
- Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng để tránh bị phạt
Quy chuẩn QCVN 41:2019 đã quy định cụ thể về hình thức và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng tại Phụ lục G như sau:
1 - Vạch màu vàng nét đứt (Vạch 1.1)
Đây là loại vạch đơn, đứt nét, có màu vàng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
Đây là loại vạch đơn, nét liền, có màu vàng, dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Các xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 02 hoặc 03 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.
3 - Hai vạch màu vàng song song, nét liền (Vạch 1.3)
Đây là dạng vạch đôi song song, liền nét, màu vàng dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Các xe tham gia giao thông không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
Trường hợp các đường có 02 hoặc 03 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa sử dụng vạch này các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch.
4 - Vạch màu vàng một đứt, một liền song song (Vạch 1.4)
Đây là dạng vạch đôi song song, gồm một vạch liền nét, một vạch đứt nét, dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều.
Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Vạch này được sử dụng trên đường có từ 02 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
5 - Vạch màu vàng nét đứt song song (Vạch 1.5)
Đây là dạng vạch đôi, đứt nét song song, có màu vàng, dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian.
Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
Không tuân thủ vạch kẻ đường bị phạt thế nào?
Khi vạch kẻ đường được sử dụng độc lập, người điểu khiển phương tiện phải chấp hành nghiêm túc ý nghĩa của vạch này.
Trường hợp vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Theo đó, người vi phạm có thể bị xử phạt theo các mức sau:
Phương tiện
Mức phạt lỗi không chấp hành vạch kẻ đường
Phạt tiền
Căn cứ
Gây tai nạn
Căn cứ
Ô tô
200.000 - 400.000 đồng
Điểm a khoản 1 Điều 5
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
Điểm c khoản 11 Điều 5
Xe máy
100.000 - 200.000 đồng
Điểm a khoản 1 Điều 5
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng
Điểm c khoản 10 Điều 6
Lưu ý: Cần phân biệt lỗi không chấp hành vạch kẻ đường với lỗi đi sai làn. Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường thường mắc phải ở những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
Trong khi đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Lỗi này thường mắc phải trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vạch kẻ đường màu vàng giúp tài xế nhận biết khi đi đường, từ đó chấp hành đúng để không bị xử phạt. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi của người dùng về thủ tục liên quan đến bảo hiểm AI Luật - Trợ lý ảo LuatVietnam.vn trả lời. Cùng khám phá khả năng phân tích và trả lời AI Luật trong phần tổng hợp dưới đây.
Nghị định 178 quy định chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Dưới đây là thông tin về tiền lương tháng để tính hưởng chính sách về hưu theo Nghị định 178.