Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

Biển phụ là một trong 05 nhóm biển báo hiệu đường bộ được quy định trong Quy chuẩn 41:2019. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các loại biển phụ và ý nghĩa của các biển báo này.

Biển phụ là gì?

QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT không có quy định khái niệm biển phụ. Tuy nhiên, theo Quy chuẩn này, biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.

Biển phụ là biển báo giao thông có hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.

Các biển phụ theo Quy chuẩn QCVN 41:2019


1. Biển số S.501 "Phạm vi tác dụng của biển"

Biển số S.501 để thông báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hoặc cấm hoặc hiệu lệnh hoặc hạn chế bên dưới một số biển báo chính.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

2. Biển số S.502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu"

Bên dưới các loại biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và chỉ dẫn đặt biển số S.502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu" để thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu ở phía trước.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

3. Biển số S.503 (a,b,c,d,e,f) "Hướng tác dụng của biển"

- Các biển số S.503 (a,b,c) đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.

- Biển số S.503b để chỉ đồng thời hai hướng tác dụng (trái và phải).

- Các biển số S.503 (d,e,f) đặt bên dưới biển số P.124 (a,b,c,d,e,f), biển số P.130 "Cấm dừng xe và đỗ xe", biển số P.131 (a,b,c) "Cấm đỗ xe" để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.

- Biển số S.503e để chỉ đồng thời hai hướng tác dụng (trước và sau) nơi đặt biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

4. Biển số S.504 "Làn đường"

Biển số S.504 được đặt bên trên làn đường và dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn tín hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển báo hay đèn tín hiệu (khi kết hợp trên cùng một mặt biển, chỉ cần vẽ mũi tên chỉ làn đường).

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

5. Biển số S.505

Biển được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn để chỉ loại xe chịu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh hay biển chỉ dẫn đối với riêng loại xe đó.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

6. Biển số S.506 "Hướng đường ưu tiên"

- Biển số S.506a được đặt bên dưới biển chỉ dẫn số I.401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

- Biển số S.506b được đặt bên dưới biển số W.208 và biển số R.122 trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

7. Biển số S.507 "Hướng rẽ"

Biển số S.507 được sử dụng độc lập để báo trước cho người tham gia giao thông biết chỗ rẽ nguy hiểm và để chỉ hướng rẽ.

Biển không thay thế cho việc đặt các biển báo nguy hiểm số W.201 (a,b) và W.202 (a,b,c).

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

8. Biển số S.508. "Biểu thị thời gian"

Biển số S.508 (a,b) được đặt dưới biển báo cấm hoặc biển hiệu lệnh nhằm quy định phạm vi thời gian hiệu lực của các biển báo cấm, biển hiệu lệnh cho phù hợp yêu cầu. Thời gian hiệu lực có thể là khoảng thời gian trong ngày (từ giờ... đến giờ ...) hoặc ngày chẵn, lẻ hoặc thứ trong tuần hoặc một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn, “> 5 phút”, ...) và cần thiết có thể bổ sung thêm tiếng Anh.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

9. Biển số S.509 "Thuyết minh biển chính"

- Để bổ sung cho biển số W.239 "Đường cáp điện ở phía trên", có thể đặt biển số S.509a "Chiều cao an toàn" bên dưới biển số W.239, biển này chỉ rõ chiều cao cho các phương tiện đi qua an toàn.

- Trong trường hợp cần thiết, có thể đặt thêm biển số S.509b "Cấm đỗ xe" bên dưới biển số P.130, P.131 (a,b,c) để làm rõ thông tin.

Các trường hợp khác có thể vận dụng cho phù hợp.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

10. Biển số S.510a “Chú ý đường trơn có băng tuyết” và Biển số S.510b “Chú ý đường sắt”

Để cảnh báo đường trơn, có tuyết trong những ngày trời có tuyết, đặt biển phụ số S.510a “Chú ý đường trơn có băng tuyết”. Biển hình chữ nhật nền đỏ, chữ và viền màu trắng.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

11. Biển chỉ dẫn tới địa điểm

Biển chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại, tới nhà trọ (biển G,7; G,8 theo GMS)

Để chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại hoặc nhà trọ, đặt biển số S.G,7 "Địa điểm cắm trại" hoặc S.G,8 “Địa điểm nhà trọ”.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

Để chỉ dẫn tới địa điểm đỗ xe dành cho xe có lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng, đặt biển số S.G,9b.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

12. Biển chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn (biển S.G,11a; G,11c theo hiệp định GMS)

Để thông báo cho lái xe số làn và hướng đi của từng làn xe, đặt biển số S.G,11a; S.G,11c; các biển này phải có số mũi tên bằng số lượng làn xe đi cùng hướng và phải chỉ dẫn số lượng làn xe của hướng đi sắp tới.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

13. Biển chỉ dẫn làn đường không lưu thông (biển G,12a; G,12b theo hiệp định GMS)

Để chỉ dẫn cho lái xe biết làn đường không lưu thông, đặt biển S.G,12a; S.G,12b.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

14. Biển báo phụ “Ngoại lệ” (biển H,6 theo hiệp định GMS)

Để chỉ các trường hợp mà biển cấm hoặc hạn chế được coi là không áp dụng đặc biệt cho một nhóm đối tượng tham gia giao thông nào đó, đặt biển S.H,6 và thể hiện nhóm đối tượng đó cùng với cụm từ “Except - Ngoại lệ”.

Các loại biển phụ theo Quy chuẩn mới nhất

Liên quan đến Quy chuẩn mới, bạn đọc có thể tham khảo thêm 5 điểm mới đáng chú ý của Quy chuẩn 41:2019 về báo hiệu đường bộ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.