Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2019

Năm 2019 sắp tới gần, đây cũng là thời điểm người lao động quan tâm về những chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) trong năm tới. Một trong những băn khoăn của nhiều người lao động là các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc.

Khoản 2 Điều 89 của Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.

Tuy nhiên, theo điểm 2.3, khoản 2 Điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, có một số khoản thu nhập của người lao động không được tính vào tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Cụ thể như sau:

STT

Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc

1

Tiền thưởng được nhận theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động

2

Tiền thưởng sáng kiến

3

Tiền ăn giữa ca

4

Tiền hỗ trợ xăng xe

5

Tiền hỗ trợ điện thoại

6

Tiền hỗ trợ đi lại

7

Tiền hỗ trợ nhà ở

8

Tiền hỗ trợ giữ trẻ

9

Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ

10

Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết

11

Tiền hỗ trợ người lao động kết hôn

12

Tiền tặng sinh nhật cho người lao động

13

Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động

14

Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp

15

Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

Trên đây là danh sách 15 khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc. Quy định vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng năm 2019 cho đến khi có văn bản khác sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Cũng trong năm tới, tiền lương đóng BHXH bắt buộc của người lao động sẽ có điểm mới do thay đổi mức lương cơ sở từ 1/7/2019.

Xem thêm:


Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc mới nhất

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khi nào được dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo?

Khi nào được dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo?

Khi nào được dùng từ “nhất”, “số 1” trong quảng cáo?

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hàng nghìn sản phẩm đến với người tiêu dùng mỗi ngày được quảng cáo với thông điệp “hàng đầu thế giới”, “số 1 Việt Nam”… Pháp luật hiện hành quy định đây là hành vi cấm trừ một số trường hợp nhất định.