Các hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức vi phạm các quy định của Luật Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật. Việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm.

Hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức

Hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ:

Theo khoản 1 Điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan thì cán bộ phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Bãi nhiệm.

Lưu ý: Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

Cũng theo khoản 3 Điều này, cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

Hình thức xử lý kỷ luật với công chức:

Theo khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan thì công chức phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Lưu ý: Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Theo khoản 3 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

Các hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức

Các hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức (Ảnh minh họa)

Không bổ nhiệm cán bộ, công chức bị kỷ luật

Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định rõ việc thi hành quyết định xử lý kỷ luật. Theo đó, cán bộ, công chức sẽ bị hạn chế một số quyền, cụ thể:

- Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

- Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định.

- Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

- Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

Xem thêm:

Vẫn xử lý kỷ luật với công chức đã chuyển công tác, nghỉ hưu

Luật Cán bộ, công chức và những nội dung đáng chú ý nhất 2018


LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 khoản tiền bị cưỡng chế thi hành án dân sự

5 khoản tiền bị cưỡng chế thi hành án dân sự

5 khoản tiền bị cưỡng chế thi hành án dân sự

Căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên sẽ tiến hành cưỡng chế. Bên cạnh các biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ,… thì 5 khoản tiền sau cũng thuộc đối tượng cưỡng chế thi hành án dân sự.