Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất

Một thực trạng chung hiện nay, không ít doanh nghiệp mới thành lập hay người lao động mới đi làm biết được mình có phải tham gia bảo hiểm xã hội hay không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa)

Người lao động - đối tượng bảo vệ chính của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cho thấy, bảo hiểm xã hội Việt Nam không phân biệt người lao động là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài, đều thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

- Người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- Người lao động là công dân nước ngoài:

Người làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Người sử dụng lao động - bộ phận không thể thiếu của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Cũng tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, pháp luật định rõ 05 nhóm người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;

- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Tổng quan có thể thấy, với mục đích tương trợ, bảo vệ lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc bao phủ hầu khắp các đối tượng người lao động và người sử dụng lao động trong xã hội. Trường hợp các đối tượng này trốn đóng, chậm đóng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

>> Hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội trực tuyến

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.