Ca dao, tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng không?

Việc nghe hoặc sử dụng ca dao, tục ngữ khá phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm không và có phải là tác phẩm thuộc về công chúng không?

Tác phẩm thuộc về công chúng khi nào?

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

1.Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.

Đối chiếu với Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được quy định như sau:

  • Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm): Vô thời hạn
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản:

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình: 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình;

- Các tác phẩm không thuộc loại hình trên: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

- Tác phẩm khuyết danh (khi các thông tin về tác giả xuất hiện): Suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả chết.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Tóm lại, sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ nêu trên, tác phẩm sẽ thuộc về công chúng và mọi người được phép khai thác, sử dụng tác phẩm đó với điều kiện không xâm phạm tới quyền nhân thân của tác giả.

Xem thêm: Bảng tổng hợp thời hạn bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ

Ca dao tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng? (Ảnh minh họa)

Ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm thuộc về công chúng?

Để trả lời câu hỏi trên, trước hết, cần hiểu thế nào là tác phẩm, theo quy định của Công ước Berne, tác phẩm được định nghĩa là sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả là công dân của các quốc gia thành viên của Công ước.

Các tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, là tất cả những sáng tạo trí tuệ trên cơ sở độc lập, không sao chép các tác phẩm tồn tại trước đó và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung của nó và kể cả các tác phẩm không chứa nhiều nội dung có ít điểm chung với khoa học, nghệ thuật và văn học như hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, bản vẽ thiết kế máy, chương trình máy tính phục vụ cho tính toán cũng đều được bảo hộ quyền tác giả.

Trong đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

- Truyện, thơ, câu đố là các loại hình nghệ thuật ngôn từ.

- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

- Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Theo quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả nêu trên, không có tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tức là, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không có thời hạn bảo hộ, bởi lẽ tác phẩm được lưu truyền bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác và có nhiều dị bản, không thể biết chính xác tác phẩm công bố từ khi nào và cũng không thể bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm.

Thêm vào đó, chủ sở hữu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không xác định rõ, họ có thể là cộng đồng tập thể một địa phương, một làng nghề, một nhóm nghệ nhân lưu giữ tư liệu về tác phẩm hoặc là công chúng.

Do đó, ca dao, tục ngữ không phải là tác phẩm thuộc về công chúng, tuy nhiên, khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian dù không phải xin phép nhưng phải có trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo những giá trị đích thực của tác phẩm.

Trên đây là giải đáp về việc ca dao, tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng không, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải áp dụng từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, BGTVT ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ với nhiều nội dung quan trọng. Dưới đây là mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải áp dụng từ 01/01/2025?

5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2025. Luật sửa đổi đã điều chỉnh nhiều chính sách liên có lợi hơn cho người tham gia. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin về các trường hợp được hưởng 100% BHYT.