Bữa ăn cuối cùng của tử tù được quy định thế nào?

Bữa ăn cuối cùng có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc với những người chuẩn bị bị thi hành án tử hình. Hiện nay, bữa ăn cuối cùng này được quy định thế nào?

Câu hỏi: Tôi thấy trong phim ảnh, tử tù thường được ăn một bữa ngon nhất, thịnh soạn nhất trước khi bị thi hành án. Điều này có được pháp luật Việt Nam quy định hay không, nếu có thì pháp luật quy định như thế nào? (Vũ Hoàng X - Hà Nội)


LuatVietnam xin trả lời đến bạn như sau:

Theo nhiều học giả, bữa ăn cuối cùng của tử tù được bắt nguồn từ thời cổ đại và được duy trì như một thông lệ cho đến ngày nay. Đây được coi như một ân huệ cuối cùng dành cho những người đã gây tội ác và chuẩn bị phải đối mặt với hình phạt cao nhất của pháp luật.

Ở các nước phương Tây, bữa ăn cuối cùng của những người sắp bị thi hành án tử hình thường là pizza, gà rán, nước ngọt, trái cây… theo nguyện vọng, yêu cầu của họ.

Bữa ăn cuối cùng của tử tù được quy định thế nào?
Bữa ăn cuối cùng của tử tù thường rất thịnh soạn (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, hiện nay, quy định về bữa ăn này được nêu tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 43/2020 của Chính phủ. Trại tạm giam nơi giam giữ người bị kết án tử hình có trách nhiệm tổ chức cho người bị thi hành án tử hình ăn, uống , trong đó mức ăn uống được hưởng bằng 05 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam.

Trong khi đó, theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, tử tù được ăn với tiêu chuẩn tối đa gấp 25 lần mức ăn của một ngày bình thường trong quá trình bị tạm giam.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định về định mức ăn của người bị tam giam theo tháng, gồm:

- 17 kg gạo tẻ loại trung bình

- 0,5 kg đường loại trung bình

- 15 kg rau

- 0,7 kg thịt

- 0,8 kg cá

- 01 kg muối

- 0,75 lít nước chấm

- 0,1 kg bột ngọt

- Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than

- 45 kw/h điện

- 3 m3 nước

Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về bữa ăn cuối cùng của tử tù, chỉ quy định định mức ăn tối đa gấp 25 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thông thường, trên thực tế các trại giam thường có quy định riêng về thực đơn bữa ăn cuối cùng này, đảm đảo đúng định mức theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

Chào LuatVietnam. Em nghe nói người tử tù được ăn bữa cuối rất thịnh soạn, nhưng đọc quy định chỉ thấy định lượng gạo, thịt, rau. Vậy, thực tế bữa ăn này do ai chuẩn bị? Và chỉ được ăn những thứ Nhà nước quy định thôi đúng không?

Chào bạn. LuaVietnam thông tin đến bạn như sau:

Đúng là Nhà nước chỉ quy định định lượng bữa ăn của tử tù trước khi ra pháp trường là gấp 25 lần ngày thường theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 43/2020 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Tuy nhiên, Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP cũng quy định: Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ sẽ là người quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế.

Nói một cách dễ hiểu, Nhà nước cho phép ăn gấp 25 lần ngày thường, cơ sở giam giữ có thể quy ra tiền. Chẳng hạn một ngày người bị tạm giam được ăn với định lượng giá trị tương đương 20.000 đồng, gấp 25 lần là 500.000 đồng. Số tiền này có thể được hoán đổi thành một bữa ăn cho người tử tù theo yêu cầu của họ hoặc trại giam tự chuẩn bị.

Tuy nhiên, đây là mức tối đa, không phải bữa ăn cuối nào cũng có giá trị như vậy.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục