Bộ Nội vụ đề xuất giảm đến 88 sở, ngành

Bộ Nội vụ vừa đề xuất những phương án nhằm giảm số lượng sở, ngành trên cả nước.

Đề xuất giữ nguyên 4 sở

Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Tờ trình Nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố.

Theo đó, 4 sở được đề xuất giữ nguyên gồm: Sở Tư pháp; Tài nguyên - Môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế.

Đối với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, dự thảo đề xuất giao thẩm quyền cho UBND trình HĐND quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất lại với nhau.

Còn các Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND, Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức tỉnh, Ủy ban Kiểm tra tỉnh và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND cấp tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.

Bộ Nội vụ đề xuất giảm đến 88 sở, ngành

Sở Y tế là một trong 4 sở được đề xuất giữ nguyên (Ảnh minh họa)

Có thể giảm từ 46 - 88 sở trên cả nước

Bên cạnh đề xuất sáp nhập giữa các sở, ngành cụ thể, Bộ Nội vụ còn đưa ra 3 phương án giảm số lượng sở, ngành.

Phương án 1: Hà Nội, TP.HCM có không quá 20; các tỉnh còn lại từ 17 - 19 sở, ngành. Cả nước sẽ giảm tối thiểu 46 sở.

Phương án 2: Hà Nội, TP.HCM không quá 20; các tỉnh, thành còn lại không quá 17 - 18 sở, ngành. Cả nước giảm tối thiểu 88 sở, ngành.

Phương án 3: Sắp xếp các sở, ngành không vượt quá số lượng hiện có. Hạn chế của phương án này là địa phương không chủ động và thực hiện quyết liệt thì sẽ không tinh giản được đầu mối.

Để đảm bảo thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn, Bộ Nội vụ đề xuất giảm số lượng sở, ngànhtheo phương án 1.

Mạnh dạn thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy

Trước đó, tại Nghị quyết 18-NQ/TW  ngày 25/10/2017, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn.

Với mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015, Nghị quyết đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, các địa phương, bảo đảm đồng bộ, thống nhất.

Bên cạnh đó, việc mạnh dạn thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động cũng được Nghị quyết số 18 nhắc đến.

Chính sự điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.