Bỏ con sau sinh, bỏ rơi con nơi công cộng phạt đến 15 triệu đồng

Đây  là một trong những quy định đáng chú ý liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà bạn cần biết.

Theo Hiến pháp năm 2013, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, được chăm sóc và giáo dục, được tham gia vào các vấn đề trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng trẻ em không được chăm sóc, bảo vệ còn tồn tại rất nhiều. Những trường hợp: Cha, mẹ bỏ con khi vừa mới sinh; Cha, mẹ bắt con đi lang thang kiếm sống… đang diễn ra khá nhiều. Với những trường hợp này, pháp luật hiện hành có quy định xử phạt như thế nào?

bỏ con sau sinh
Hiện tượng trẻ lang thang, bị bỏ rơi còn nhiều (Hình mình họa)

Dưới đây là một số vi phạm hành chính liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà bạn cần biết. Những quy định này được nêu tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

- Bỏ con sau khi sinh: Phạt tiền từ 10 - 15  triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 22).

- Cha, mẹ cố ý bỏ rơi trẻ ở nơi công cộng: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 22).

- Thường xuyên dùng các hình ảnh, âm thanh, con vật để đe dọa trẻ làm trẻ sợ hãi: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm đ khoản 2 Điều 27).

- Bán rượu, bia cho trẻ em: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 25).

- Giáo viên phát hiện trẻ bị bệnh nhưng không thông báo kịp thời cho gia đình hoặc không đưa trẻ đến nơi khám bệnh, chữa bệnh: Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng (khoản 1 Điều 21).

- Thu tiền khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ dưới 06 tuổi trái với quy định của pháp luật: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 21).

- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng (khoản 3 Điều 21).

- Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (khoản 1 Điều 23).

- Cha, mẹ ép buộc con đi lang thang kiếm sống: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 23).

- Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 23).

bảo vệ chăm sóc trẻ em
Lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi bị phạt tiền (Ảnh: Internet)

- Không thông báo tuổi của trẻ em không được xem trên các chương trình truyền hình: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 24).

- Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em xem đánh bạc, phục vụ đánh bạc: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (điểm a, b khoản 1 Điều 25).

- Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 25).

- Bắt trẻ em nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm b, khoản 2 Điều 27).

- Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ làm trẻ tổn thương tinh thần, đau đớn về thể xác: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (điểm d khoản 2 Điều 27).

- Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng (điểm a khoản 3 Điều 27).

- Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng (điểm b khoản 3 Điều 27).

- Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ làm trẻ thù ghét cha, mẹ: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 28).

- Bắt trẻ làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ: Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng (khoản 1 Điều 29).

- Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 30).

- Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học: Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng (khoản 2 Điều 30).

Để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục