Biên chế là gì mà sao ai cũng muốn vào biên chế?

Vào biên chế là mục tiêu phấn đấu của không ít người, mặc dù chế độ lương, phụ cấp trong cơ quan Nhà nước vẫn được nhiều người than phiền là “không đủ sống”. Vậy biên chế là gì mà sao ai cũng muốn vào biên chế?


Định nghĩa về biên chế

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng nào về biên chế. Mặc dù đây là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức, như Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức… và các Nghị định về tinh giản biên chế.

Hiểu một cách đơn giản, biên chế là số người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. Đây là vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời hạn trong các cơ quan Nhà nước, hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước.

Như vậy, vào biên chế trở thành mục tiêu, niềm khao khát của nhiều người bởi vị trí này đảm bảo sự ổn định cho đến tuổi nghỉ hưu, nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hoặc không tự nguyện nghỉ việc. Trong khi đó, nếu như làm việc theo chế độ hợp đồng, cá nhân chỉ làm việc theo thời hạn và có thể sẽ phải nghỉ việc, tìm việc làm mới nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng…

Vào biên chế đã và đang là niềm khao khát của nhiều người (Ảnh minh họa, Nguồn Internet)


Biên chế suốt đời… sắp hết thời

Không ít người nỗ lực giành suất vào biên chế Nhà nước để được ổn định về công việc cho đến tuổi nghỉ hưu. Thế nhưng, nguyện vọng này có thể sẽ không trở thành hiện thực với chính sách mới của Đảng và Chính phủ.

Cụ thể, tại Nghị quyết 26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp được thông qua vào tháng 05/2018 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh một trong những nội dung cải cách công tác cán bộ trong thời gian tới là có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”.

Thực hiện chủ trương đó, ngày 25/10/2018, Chính phủ đã ra Nghị quyết 132/NQ-CP, trong đó giao Bộ Nội vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các luật, nghị quyết liên quan theo hướng xác định vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ và tiến tới bỏ chế độ "công chức suốt đời".

Trước khi chính thức có quy định về việc xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời, hiện nay, việc thực hiện mạnh chính tinh giản biên chế cũng khiến vị trí việc làm của nhiều công chức, viên chức không còn giữ được ổn định. Theo đó, với mục tiêu đến năm 2021, giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015, nhiều đối tượng thuộc bị tinh giản biên chế trong thời gian tới…

Xem thêm:


Chính sách tinh giản biên chế 2019: Ai thuộc diện tinh giản?

Luật Cán bộ, công chức và những nội dung đáng chú ý nhất 2018

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cách đặt lịch hẹn bảo hiểm xã hội đơn giản nhất

Hiện nay người dân trên địa bàn khu vực Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương đã có thể đặt lịch hẹn bảo hiểm xã hội trực tuyến để tiết kiệm thời gian chờ đợi. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về cách đặt lịch đơn giản nhất nhé!

Giải đáp: Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Ngoài chức năng thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán online thì thẻ tín dụng có thể chuyển khoản sang tài khoản trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề: Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.