Bị tai nạn trên đường đi làm, vẫn hưởng chế độ tai nạn lao động

Đây là quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong trường hợp không may bị tai nạn, bị suy giảm khả năng lao động.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất 2018 như sau:

- Người lao động bị tai nạn lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Bị tai nạn trên đường đi làm việc từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp nêu trên.

Tóm lại, người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm hoặc trên đường đi làm về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Tuy nhiên quy định này không áp dụng đối với trường hợp tai nạn xảy ra do mâu thuẫn của người lao động và gây tai nạn không liên quan đến việc thực hiện công việc; Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe; Do sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác.

Bị tai nạn trên đường đi làm, vẫn hưởng chế độ tai nạn lao động (Ảnh minh họa)

Mức trợ cấp tai nạn lao động

Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp theo một trong hai hình thức:

a) Trợ cấp một lần: Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%

Mức trợ cấp trong trường hợp này như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5% mức lương cơ sở (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,39 triệu đồng/tháng).

- Ngoài ra, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp: Từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước bị tai nạn lao động.

b) Trợ cấp hàng tháng: Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

Mức trợ cấp trong trường hợp này như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng 2% mức lương cơ sở.

- Ngoài ra, được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Từ 01 năm trở xuống thì được tính bằng 0,%%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động.

Thủ tục hưởng trợ cấp tai nạn lao động

Người lao động chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm các giấy tờ sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội

- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu

Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem thêm:

Luật An toàn vệ sinh lao động và 8 điểm đáng chú ý năm 2018

Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?

 Năm 2018, nghỉ ốm đau có được hưởng lương?

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục