Bí mật kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ không?

Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy bí mật kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ không?

Bí mật kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ không?

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở văn bằng bảo hộ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở:

Có được một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó (khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)

Điều này đồng nghĩa với việc nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện trên thì chủ sở hữu bí mật kinh doanh không cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền mà quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật phát sinh tự động.

Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải chứng minh bí mật kinh doanh đó đáp ứng điều kiện bảo hộ tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ:

- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Bí mật kinh doanh có phải đăng ký bảo hộ không? (Ảnh minh họa)

Nên bảo hộ bí mật kinh doanh dưới danh nghĩa sáng chế?

Ngoài cơ chế bảo hộ tự động nêu trên, các doanh nghiệp có thể cân nhắc chủ động đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh dưới hình thức đăng ký bảo hộ sáng chế.

Tuy nhiên để trả lời câu hỏi có nên đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh dưới danh nghĩa sáng chế hay không thì trước tiên cần biết được ưu, nhược điểm của phương thức này so với việc bảo hộ tự động.

Bảo hộ dưới dạng sáng chế

Ưu điểm:

- Chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ độc quyền về mặt nội dung ý tưởng trong suốt thời gian bảo hộ (20 năm kể từ ngày nộp đơn), cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sáng chế, hạn chế được các hành vi xâm phạm quyền;

- Khi có tranh chấp, chủ sở hữu không cần chứng minh quyền của mình chỉ cần đưa ra văn bằng bảo hộ;

Nhược điểm:

- Như đã nêu, văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ có hiệu lực 20 năm, nếu hết khoản thời gian này thì bí mật kinh doanh, dưới danh nghĩa là sáng chế sẽ được công bố công khai;

- Người yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế phải công bố trước công chúng một cách chi tiết bí quyết kỹ thuật và phải nêu rõ phạm vi bảo hộ hợp lý. Khi hết hạn bảo hộ, bí quyết kỹ thuật sẽ không còn là độc quyền của chủ sở hữu nữa;

- Cần thời gian và chi phí xin cấp văn bằng bảo hộ.

Bảo hộ tự động

Ưu điểm:

- Được bảo hộ mặc nhiên, không cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;

- Không đăng ký nên bí mật kinh doanh không bị công khai;

- Thời hạn bảo hộ vô hạn cho đến khi bí mật kinh doanh bị công khai.

Nhược điểm:

- Cơ chế bảo hộ lỏng lẻo, khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh;

- Không có quyền cấm chủ thể khác sử dụng bí mật kinh doanh do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược mà có.

Trước khi quyết định hình thức bảo hộ bí mật kinh doanh, chủ sở hữu cần cẩn trọng cân nhắc hiệu quả của mỗi hình thức bên cạnh đó phải kiểm tra xem bí mật kinh doanh có đáp ứng điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế hay không.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Bí mật kinh doanh là gì? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

>> Hành vi nào bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh?
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục