Bị hàng xóm đặt điều nói xấu có kiện được không?

Việc hàng xóm mâu thuẫn, xích mích với nhau dẫn đến một bên đi đơm đặt nói xấu bên còn lại là chuyện quá đỗi phổ biến trong đời sống. Sau đây là giải đáp về câu hỏi do một bạn độc giả gửi tới LuatVietnam liên quan đến vấn đề này.
Câu hỏi: 

Do đặc thù công việc nên tôi thường xuyên phải tăng ca, về muộn lúc nửa đêm. Cũng vì có mâu thuẫn từ trước nên bà hàng xóm không hiểu chuyện đã đi loan tin là tôi nghiện ngập, cờ bạc. Từ những lời bịa đặt từ bà hàng xóm mà tôi dần bị họ hàng, người quen nghi ngờ và tỏ thái độ khó chịu, thậm chí là xa lánh. Tôi đã cố giải thích cũng như nhắc nhở nhiều lần nhưng không được. Xin hỏi tôi có thể kiện hàng xóm vu khống được không? Mức phạt là gì?

Dưới đây là giải đáp của LuatVietnam về trường hợp bị hàng xóm đặt điều, nói xấu theo quy định của pháp luật:

1. Bị hàng xóm đặt điều nói xấu có kiện được không?

Trên thực tế, để giải quyết mâu thuẫn cá nhân, rất nhiều người đã cố ý đưa ra những thông tin sai sự thật nhằm bôi xấu danh dự, nhân phẩm người khác. Điều này xâm phạm nghiệm trọng đến quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Theo đó, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao mà người thực hiện có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này, để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân, người bị nói xấu có thể khai báo, tố giác với cơ quan Công an nơi cư trú về vụ việc này kèm theo những chứng cứ chứng minh để cơ quan chức năng xác minh làm rõ vụ việc.

bi hang xom dat dieu noi xau co kien duoc khong

2. Bịa đặt, nói xấu người khác bị xử lý thế nào?

2.1. Trường hợp phạt hành chính

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Theo quy định trên, người có hành vi bịa đặt, nói xấu người khác nhằm lăng mạ, bôi nhọ danh dự của người khác có thể bị phạt đến 03 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn cho người bị bịa đặt, nói xấu (theo khoản 14 Điều 7 Nghị định 144).

2.2. Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự

Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là một trong những hành vi phạm tội vu khống với mức phạt lên đến 07 năm tù.

Cụ thể, tội này được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống nếu có hành vi đặt điều, nói xấu nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Thực tế, việc hàng xóm láng giềng có xích mích dẫn đến đặt điều nói xấu lẫn nhau rất hiếm khi bị đem ra xử lý hình sự. 

3. Mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là bao nhiêu?

Bên cạnh việc bị xử lý hành chính hoặc hình sự, những người bịa đặt nói xấu, vu khống người khác còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế và khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo các khoản nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng/tháng. Nếu không thỏa thuận được về mức bồi thường thì người vi phạm sẽ bị phạt tối đa 14,9 triệu đồng.

Để được bồi thường người bị hại có thể:

- Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu người có hành vi bịa đặt chỉ bị xử lý hành chính.

- Yêu cầu Tòa án xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nếu người có hành vi bịa đặt bị xử lý hình sự.

Trên đây là giải đáp về: Bị hàng xóm đặt điều nói xấu có kiện được không? Nếu có thắc mắc khác, độc giả có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, tư vấn.

>> Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Từ ngày 01/01/2025, mỗi Giấy phép lái xe chỉ có 12 điểm và người dân sẽ bị trừ từ 02 - 10 điểm khi vi phạm luật giao thông. Vậy bị trừ hết điểm thì có được thi lại ngay để phục hồi điểm không? Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Từ nay, đi làm các thủ tục không cần mang Giấy khai sinh, Đăng ký kết hôn?

Từ nay, đi làm các thủ tục không cần mang Giấy khai sinh, Đăng ký kết hôn?

Từ nay, đi làm các thủ tục không cần mang Giấy khai sinh, Đăng ký kết hôn?

Các bộ, ngành đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện các thủ tục hành chính theo hướng giảm bớt các loại giấy tờ, thay thế việc nộp trực tiếp bằng nộp trực tuyến… Và một trong những bước tiến đó là từ ngày 18/02/2022 này, không còn phải mang Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn… khi làm các thủ tục hành chính.

Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép

Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép

Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép

“Hợp thức hóa” nhà ở không phép, trái phép không phải là lách luật bởi vì nó chỉ được thực hiện nếu có đủ điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép. Bản chất hợp thức hóa là hoàn thiện về mặt giấy phép, còn thực tế đã "đủ" điều kiện để nhà ở tồn tại.