Bị CSGT xử phạt, muốn khiếu nại làm thế nào?

Khi không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm của cảnh sát giao thông (CSGT), người vi phạm có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Dưới đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn quy trình khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT.


Khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT đến cấp trên trực tiếp

Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định về trình tự khiếu nại quyết định hành chính như sau:

- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.


2 hình thức khiếu nại: Bằng đơn và trực tiếp

Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp:

- Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

- Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Bị CSGT xử phạt, muốn khiếu nại làm thế nào? (Ảnh minh họa)


Thời hiệu khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT là 90 ngày

Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hiệu 90 ngày được tính từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Cần chú ý đến các khiếu nại không được thụ lý giải quyết như: Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;… tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011.


Có khiếu nại, vẫn phải thi hành quyết định nộp phạt trước

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp người giải quyết khiếu nại, khởi kiện đã ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi thấy quyết định xử phạt của CSGT không đúng, người vi phạm tới trụ sở Đội, Phòng CSGT nơi lập biên bản để đưa ra căn cứ chứng minh mình không vi phạm. Trường hợp người vi phạm có đầy đủ chứng cứ thì cán bộ, chiến sỹ CSGT lập biên bản phải chịu trách nhiệm, xin lỗi người vi phạm.

Xem thêm:

Cảnh sát giao thông có được dừng xe trên cao tốc?

Cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu?

Cần làm gì khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ?

Không vi phạm, CSGT có quyền dừng xe để kiểm tra?

12 quy định của Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2018

LuatVietnam
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục