Bị cáo là gì? Bị can và bị cáo có gì khác nhau?

Bị cáo là thuật ngữ thường xuyên được nhắc tới trong tố tụng hình sự. Vậy bị cáo là gì? Bị can và bị cáo có gì khác nhau?

1. Bị cáo là gì?

Trước đây, thuật ngữ “bị cáo” đã được sử dụng trong nhiều sắc lệnh về tổ chức các cơ quan tư pháp do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kí từ năm 1945.

Tuy nhiên đến năm 1974, định nghĩa về bị cáo mới được ghi nhận lần đầu tiên trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự ban hành kèm theo Thông tư 16/TATC ngày 27/9/1974 của Toà án nhân dân tối cao. Theo đó, bị cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước toà án nhân dân.

Hiện tại, Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 định nghĩa về bị cáo như sau:

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, khi có quyết định của Toà án đưa bị can ra xét xử thì người hoặc pháp nhân mới được gọi là bị cáo.

Nếu chưa có quyết định của Toà án đưa ra xét xử thì vẫn chưa được gọi là bị cáo, cho dù hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng quyết định truy tố đã được gửi cho Toà án.

Bị cáo là gì?
Bị cáo là gì? (Ảnh minh họa)

2. Bị cáo có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

2.1. Quyền của bị cáo

Theo Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự, bị cáo có các quyền sau:

- Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác;

- Tham gia phiên tòa;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;

- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

- Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

- Xem biên bản phiên tòa và yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Nghĩa vụ của bị cáo

Cũng theo Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự, ngoài các quyền nêu trên, bị cáo còn có nghĩa vụ:

- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải hoặc nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

3. Bị can và bị cáo trong vụ án hình sự có gì khác nhau?

Bị can và bị cáo là hai tên gọi quen thuộc trong tố tụng hình sự rất hay bị nhầm lẫn. Có thể phân biệt bị can và bị cáo qua một số tiêu chí như sau:

Tiêu chí

Bị can

Bị cáo

Cơ sở pháp lý

Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự

Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự

Khái niệm

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. 

Giai đoạn tham gia tố tụng

Giai đoạn khởi tố

Giai đoạn xét xử

Quyền

- Được biết lý do mình bị khởi tố;

- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác;

- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác;

- Tham gia phiên tòa;

- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

- Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ

- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Nhìn chung, đặc điểm dễ phân biệt nhất giữa bị can và bị cáo là thời điểm tham gia giai đoạn tố tụng. Cá nhân, pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố thì gọi là bị can. Còn cá nhân, pháp nhân bị đưa ra xét xử thì gọi là bị cáo.

Ngoài các tiêu chí phân biệt như trên, giữa bị can và bị cáo có nhiều đặc điểm về quyền và nghĩa vụ tương đối giống nhau như:

- Quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;

- Được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Được tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

- Được trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Được đề nghị giám định, định giá tài sản;

- Được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Có thể bị áp giải nếu vắn mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không có trở ngại khách quan; truy nã nếu bỏ trốn.

Trên đây là một số thông tin về: Bị cáo là gì? Bị can và bị cáo có gì khác nhau? Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

>> Bị cáo có được vắng mặt trong phiên tòa không?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.