Bên thuê nhà có được phép cho thuê lại nhà?

Cho thuê lại nhà đang thuê với mục đích hưởng tiền chênh lệch xảy ra phổ biến. Theo quy định của pháp luật, khi thuê nhà, bên thuê có được phép cho thuê lại nhà hay không?


Bên thuê nhà có thể cho thuê lại nhà

Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”.

Như vậy, cho thuê nhà là hợp đồng thuê tài sản. Theo đó, người thuê nhà có quyền sử dụng theo đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận và có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà ở. Bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà, bảo đảm giá trị sử dụng của nhà cho thuê và có quyền được nhận tiền thuê nhà.

Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý”.

Theo quy định trên, bên thuê nhà có quyền cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được sự đồng ý của chủ nhà. Trường hợp, tự ý cho thuê là hành vi vi phạm hợp đồng.

Bên thuê nhà có được phép cho thuê lại nhà?

Bên thuê nhà được phép cho thuê lại nhà, nếu chủ nhà đồng ý (Ảnh minh họa)


Chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà?

Theo điểm đ khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014, bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê.

Như vậy, khi biết bên thuê cho thuê lại nhà mà không có sự đồng ý của mình thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê và thu hồi nhà ở hoặc tiếp tục cho chính người đang thuê thuê nhà ở của mình.

Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác…(Khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2014).

Ngoài ra, theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thỏa thuận phạt vi phạm: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm…”.

Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê nhà có quy định về thỏa thuận phạt do vi phạm hợp đồng (vi phạm quy định về tự ý cho thuê lại nhà đang thuê) thì bên vi phạm phải trả cho bên kia số tiền theo mức phạt đã thỏa thuận khi ký kết hợp đồng thuê.

Trường hợp không nộp phạt vi phạm thì bên cho thuê có quyền khởi kiện tài Tòa án nhân dân có thẩm quyền để buộc bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ do vi phạm hợp đồng.

Xem thêm

Cho thuê nhà trọ có cần đăng ký kinh doanh?

Những quy định người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi

Mẫu Hợp đồng thuê nhà 2019 chuẩn xác và đầy đủ nhất

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Có được đặt cược chung kết AFF Cup 2018 Việt Nam - Malaysia?

Có được đặt cược chung kết AFF Cup 2018 Việt Nam - Malaysia?

Có được đặt cược chung kết AFF Cup 2018 Việt Nam - Malaysia?

Sự kiện thể thao đang khiến hàng triệu người hâm mộ trên cả nước ngóng đợi là chung kết AFF Cup 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Malaysia diễn ra vào ngày mai - 11/12/2018 (lượt đi) và ngày 15/12/2018 (lượt về). Nhiều người băn khoăn về việc đặt cược cho trận đấu này có hợp pháp hay không?