Bắt xe tải chở hơn 2 tấn pháo nổ

Khám xét chiếc xe tải lưu thông hướng Cao Bằng - Thái Nguyên, lực lượng chức năng phát hiện hơn 2,4 tấn pháo nổ các loại.

Rạng sáng ngày 14/09, tại địa bàn xã Hà Hiệu (huyện Ba Bể, Bắc Kạn), kiểm tra chiếc xe tải do Vũ Duy Bằng (trú xã Đồng Bẩm, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) điều khiển lưu thông theo hướng từ Cao Bằng về Thái Nguyên, lực lượng chức năng phát hiện 90 thùng pháo nổ dạng hình trụ và dạng quả, tổng khối lượng lên đến 2,4 tấn.

Bằng khai được thuê vận chuyển số hàng này từ tỉnh Cao Bằng đưa về tỉnh Thái Nguyên để tiêu thụ.

Hiện cơ quan chức năng đã tạm giữ số tang vật liên quan để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định.


Số pháo bị phát hiện

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 quy định kinh doanh các loại pháo thuộc “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”. Trong khi đó, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư của Quốc hội, số 03/2016/QH14 đã bổ sung kinh doanh pháo nổ là một ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, pháo nổ được xác định là mặt hàng cấm và những hành vi liên quan đến việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Về việc xử lý hình sự, Công văn số 06/TANDTC-PC ngày 19/01/2017 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ có nêu, đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ được thực hiện kể từ ngày 01/01/2017 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành, thì áp dụng quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999 (bao gồm cả quy định về “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”…) và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BCA-VKSANDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 để xử lý.

Cụ thể, Điều 155 Bộ luật Hình sự  (BLHS) năm 1999 quy định về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm như sau: Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Phạt tù từ 03-10 năm với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn thì bị phạt tù từ 08-15 năm. Theo Điều luật này, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 03-30 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm.

Trong khi đó theo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo, người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 10kg đến dưới 50kg (được coi là số lượng lớn) hoặc dưới số lượng đó nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1  Điều 155 BLHS 1999 (phạt tiền từ 05-50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm). Người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 50kg đến dưới 150kg (được coi là số lượng rất lớn) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 155 BLHS 1999 (03-10 năm tù). Trong trường hợp mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 150kg trở lên (số lượng đặc biệt lớn) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 155 của BLHS 1999 (08-15 năm tù).

Các quy định trên chỉ mang tính chất tham khảo, để tìm hiểu thêm về những điều, khoản liên quan, bạn đọc tham khảo những văn bản sau:

Luật Đầu tư của Quốc hội, số 67/2014/QH13

Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư của Quốc hội, số 03/2016/QH14

Công văn số 06/TANDTC-PC hướng dẫn xử lý hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ

Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.