Bật đèn pha trong thành phố bị phạt bao nhiêu?

Nhiều người có thói quen bật đèn pha vào buổi tối cho dù đang lưu thông trong thành phố khiến người đi ngược chiều bị chói mắt, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Do đó, hành vi bật đèn pha không đúng quy định bị phạt nặng.


Cấm sử dụng đèn pha trong thành phố

Đèn pha hay đèn chiếu xa là một thiết bị chiếu sáng được gắn trên các phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy… Đèn pha tạo ra một luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100m trở lên.

Khi lưu thông trong đô thị, việc sử dụng đèn pha là không cần thiết, thậm chí gây nguy hiểm vì loại đèn này tạo ra một luồng sáng khá mạnh làm chói mắt người đối diện, che khuất tầm nhìn và gây nên tai nạn giao thông.

Tại khoản 12 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008, hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư bị nghiêm cấm.

Bật đèn pha trong thành phố bị phạt thế nào?

Rất nhiều người mắc lỗi bật đèn pha trong thành phố (Ảnh minh họa)


Bật đèn pha trong thành phố bị phạt thế nào?

Theo Nghị định 46 của Chính phủ 2016, hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử lý như sau:

- Với người điều khiển ô tô: Phạt từ 600.000 đồng - 800.000 đồng nếu sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư hoặc sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (khoản 3 Điều 5).

- Với người điều khiển xe máy: Phạt từ 60.000 đồng - 80.000 đồng nếu sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (điểm g khoản 1 Điều 6); Phạt từ 80.000 đồng - 100.000 đồng nếu sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (điểm e khoản 2 Điều 6).

Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng chỉ rõ, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xe trong khoảng thời gian 19 giờ hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau và trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Việc không bật đèn xe trong khoảng thời gian này sẽ bị phạt đến 800.000 đồng với người điều khiển ô tô và đến 100.000 đồng với người điều khiển xe máy.

*** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020.

Xem chi tiết:
Mức xử phạt lỗi bật đèn pha trong thành phố theo Nghị định 100.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.