Bao nhiêu tuổi được phép học nghề?

Ngoài việc học đại học, học nghề là một trong những lựa chọn phù hợp với năng lực của nhiều người, góp phần giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Hiện nay, pháp luật quy định bao nhiêu tuổi được phép học nghề?

Độ tuổi học nghề tại doanh nghiệp

Theo Điều 61 Bộ luật Lao động hiện hành, người sử dụng lao động tuyển người học nghề để làm việc cho mình, không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Theo đó, cá nhân muốn vào học nghề trong doanh nghiệp thì phải đủ 14 tuổi trở lên, có sức khỏe.

Người học nghề và doanh nghiệp nơi người đó học việc phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Người học nghề giữ 01 bản và doanh nghiệp giữ 01 bản.

Đáng chú ý, trong thời gian học nghề nếu người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách thì người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

Sau khi, kết thúc thời gian học nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.


Độ tuổi học nghề tại trường đào tạo nghề

Bao nhiêu tuổi được phép học nghề?
Bao nhiêu tuổi được phép học nghề? (Ảnh minh họa)

Khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Theo đó, Điều 15 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ đối tượng tuyển sinh trình độ sơ cấp là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Như vậy, độ tuổi được đăng ký học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là từ đủ 15 tuổi trở lên.

Xem thêm:

Học sinh tốt nghiệp THCS được học cao đẳng nghề

Khi nào phải hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào được áp dụng chỉ định thầu?

Trường hợp nào được áp dụng chỉ định thầu?

Trường hợp nào được áp dụng chỉ định thầu?

Chỉ định đầu thầu là một trong 07 hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản, thời gian thực hiện ngắn nên đây là hình thức được áp dụng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, chỉ trong một số trường hợp nhất định mới được phép chỉ định thầu.