Bảo hiểm cháy nổ - chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng?

Những vụ cháy nghiêm trọng tại các tòa nhà chung cư liên tiếp xảy ra trong thời gian vừa qua đã khiến vấn đề mua bảo hiểm cháy nổ chung cư được quan tâm hơn bao giờ hết. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về việc ai sẽ phải đóng loại phí này hàng năm.


Chủ đầu tư hay người mua nhà phải đóng?

Theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ, chung cư là một trong những công trình phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ được quy định tại Nghị định này là 0,05%/năm đối với chung cư có hệ thống chữa cháy tự động và 0,1%/năm đối với chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động.

Mức phí bảo hiểm cháy nổ thực tế phải đóng bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nêu trên nhân với giá trị tài sản. Tức là, nếu một căn hộ chung cư có giá khoảng 1 tỷ đồng thì phí bảo hiểm cháy nổ hàng năm là khoảng 1 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT).

Về trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cháy nổ hàng năm, Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định: “Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ”.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, nếu dự án chung cư vẫn do chủ đầu tư sở hữu thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ. Nếu người mua chung cư đã được chuyển quyền sở hữu chung cư thì trách nhiệm này thuộc về người mua.

Bảo hiểm cháy nổ chung cư - chủ đầu tư hay người mua phải đóng?

Người sở hữu căn hộ chung cư sẽ phải mua bảo hiểm cháy nổ (Ảnh minh họa) 


“Trốn” mua bảo hiểm cháy nổ chung cư, mức phạt thế nào?

Trước đây, theo Nghị định 52/2012/NĐ-CP của Chính phủ, những trường hợp thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng.

Hiện nay, Nghị định 167/2013/NĐ-CP đang được áp dụng, thay thế cho Nghị định 52 nêu trên. Theo đó, tăng mức phạt đối với trường hợp phải mua bảo hiểm cháy nổ mà không mua sẽ bị phạt từ 30 triệu đồng - 50 triệu đồng.

Mức phạt nêu trên cũng được áp dụng đối với trường hợp mua bảo hiểm cháy, nổ không đúng quy tắc, biểu phí do Bộ Tài chính ban hành.

Dù pháp luật đã có quy định rõ ràng về nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và mức phạt vi phạm nhưng hiện nay, không phải chung cư nào được mua bảo hiểm cháy, nổ.

Để siết chặt quản lý với vấn đề này, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 29/CT-TTg, trong đó yêu cầu Bộ Công an phải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Danh mục các dự án nhà chung cư không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi người bán chết

Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi người bán chết

Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi người bán chết

Theo quy định tại Điều 503 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất. Có những tình huống đang thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người bán chết, khi đó việc sang tên Sổ đỏ thực hiện thế nào?