Bao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới?
Theo một thống kê chưa chính thức vào cuối năm 2017, đã có khoảng 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính. Ở Việt Nam, việc bao giờ cho phép kết hôn đồng giới vẫn còn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Pháp luật đã chuyển mình…
Hôn nhân đồng giới tạm hiểu là kết hôn giữa những người có cùng giới tính sinh học. Trước đây, tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, kết hôn giữa những người có cùng giới tính là một trong 5 trường hợp cấm kết hôn.
Tuy nhiên, khi Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được áp dụng, thay thế cho Luật năm 2000, thì kết hôn đồng giới không còn thuộc trường hợp bị cấm. Thay vào đó, Luật mới chỉ quy định: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính (Điều 8).
Điều này cho thấy, pháp luật đã thay đổi cách nhìn với hôn nhân đồng giới, không nghiêm cấm một cách cứng nhắc như trước đây mà chỉ không thừa nhận, tức là không khuyến khích nhưng cũng không cho phép. Theo đó, các cặp đôi đồng tính vẫn có thể tổ chức đám cưới, vẫn được chung sống với nhau nhưng sẽ không được thừa nhận là vợ chồng về mặt pháp lý.
Tương tự, nếu như trước đây, Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định hành vi kết hôn giữa những người có cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 500.000 đồng thì nay, Nghị định 110/2013/NĐ-CP thay thế đã bỏ quy định này.
Pháp luật hiện hành không thừa nhận kết hôn đồng giới (Ảnh minh họa)
Vậy, bao giờ Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới?
Có thể thấy, dù hiện nay pháp luật chưa thừa nhận kết hôn đồng giới nhưng sự thay đổi nêu trên vẫn được coi là tín hiệu vui đối với những cặp đôi có cùng giới tính, là kết quả của một quá trình vận động và thảo luận trong suốt một thời gian dài. Các cặp đôi đồng tính tại Việt Nam đều kỳ vọng rằng, việc Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới như 25 quốc gia khác trên thế giới sẽ không còn xa.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu người đồng tính và hầu hết trong số họ đều khao khát được kết hôn với những người có cùng giới tính để đồng cảm, chia sẻ, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.
Tuy nhiên, để thừa nhận kết hôn đồng giới vẫn là một vấn đề khó với các nhà làm luật. Bởi lẽ, nếu thừa nhận có thể sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực với xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và nền văn hóa Á Đông. Dưới góc độ pháp lý, thừa nhận hôn nhân đồng giới thì sẽ phải sửa đổi, bổ sung tất cả các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật, như xác định quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ con…
Xem thêm:
Luật Hôn nhân và Gia đình: 10 điểm nổi bật nhất 2018
Thủ tục đăng ký kết hôn: Những điều cần biết 2018
LuatVietnam
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Quy trình xét tuyển viên chức sang công chức mới nhất (07/03/2021 22:05)
- Hợp đồng thuê nhà bằng giấy viết tay có hiệu lực không? (07/03/2021 15:00)
- Lợi dụng trẻ em bán hàng rong để kiếm tiền, mức phạt là gì? (07/03/2021 13:20)
- Có bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản không? (06/03/2021 19:30)
- Thủ tục đăng ký tạm trú cho trẻ em từ 01/7/2021 (06/03/2021 15:00)
- Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất (06/03/2021 12:00)
- Làm sao để chứng minh không mua, bán dâm khi vào nhà nghỉ? (30/08/2018 08:00)
- Nghỉ không lương trước khi nghỉ việc có được trợ cấp thất nghiệp? (29/08/2018 14:00)
- Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ? (29/08/2018 11:00)
- 4 trường hợp Công an được kiểm tra CMND (29/08/2018 08:51)
- Tổng hợp nội dung mới của dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (29/08/2018 08:00)