Bao giờ doanh nghiệp mới có phòng vắt sữa?

Theo quy định, doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa cho lao động nữ. Nhưng từ quy định trên giấy đến thực tế vẫn còn là một chặng đường dài.

Doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa rộng tối thiểu 6m2

Tại Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Chính phủ quy định người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

Trong khi đó, khoản 3 Điều 3 của Nghị định này giải thích, phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng biệt rộng tối thiểu 6m2, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh, ghế, bàn; khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng (nếu có thể).

Rõ ràng, đây là một quy định hết sức nhân văn, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ cũng như trẻ nhỏ. Bởi sữa mẹ từ lâu đã được công nhận là “thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.

Bao giờ doanh nghiệp mới có phòng vắt sữa?

Doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa rộng tối thiểu 6m2 (Ảnh minh họa)

Rất ít doanh nghiệp có phòng vắt sữa

Không thể phủ nhận, việc có phòng vắt sữa riêng biệt, đầy đủ tiện nghi và đảm bảo vệ sinh là nguyện vọng chính đáng của tất cả lao động nữ nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa vẫn chưa được áp dụng triệt để trong thực tế.

Số lượng doanh nghiệp có lao động nữ rất nhiều, nhưng số doanh nghiệp có được phòng vắt sữa… không được bao nhiêu. Thậm chí, ở địa bàn mỗi tỉnh, thành phố, số doanh nghiệp có phòng vắt sữa cho lao động nữ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lao động nữ có con nhỏ vẫn phải vắt sữa trong nhà kho, nhà vệ sinh… của công ty không phải là chuyện hiếm.

Sở dĩ có thực tế này là vì hầu như các doanh nghiệp đều hạn chế về mặt bằng, thay vì lắp đặt 1 phòng lắp sữa rộng tối thiểu 6m2 thì các doanh nghiệp cần phải sử dụng diện tích này cho hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong khi đó, nếu lắp đặt phòng lắp sữa thì không phải lúc nào cũng sử dụng đến, vì lâu lâu mới có lao động nữ sinh con và nuôi con nhỏ…

Thực tế, một số doanh nghiệp đã lắp đặt phòng vắt sữa nhưng… để mốc meo vì rất ít khi được sử dụng nên lâu dần để chuyển đổi công năng sử dụng.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.