Bằng lái xe quốc tế được sử dụng ở Việt Nam như thế nào?

Bằng lái xe quốc tế (IDP) là giấy phép lái xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu chung. Theo đó, bằng lái xe quốc tế được sử dụng ở Việt Nam như thế nào?

Mẫu bằng lái xe quốc tế mới nhất

Giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế được Việt Nam cấp cho người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET còn giá trị sử dụng (Điều 6 Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT).

GPLX quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit, gọi tắt là IDP.

Theo đó, IDP là một quyển sổ có kích thước A6 (148 mm x 105 mm), có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT. IDP gồm 9 trang, trong đó:

- Trang 1 (trang bìa) ghi thông tin cơ bản của IDP được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;

- Trang 2 quy định về phạm vi sử dụng IDP in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh;

- Trang 3 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Việt;

- Trang 4 để trống;

- Trang 5 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Anh;

- Trang 6 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Nga;

- Trang 7 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Tây Ban Nha

- Trang 8 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Pháp;

- Trang 9 quy định hạng xe được điều khiển in bằng tiếng Pháp.

Số IDP do Việt Nam cấp gồm ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam đối với giao thông quốc tế là VN và 12 chữ số sau là số giấy phép lái xe quốc gia.

bằng lái xe quốc tế được sử dụng ở Việt Nam như thế nàoBằng lái xe quốc tế được sử dụng ở Việt Nam như thế nào? (Ảnh minh họa)

Bảng chuyển đổi hạng GPLX Việt Nam sang IDP

Thời hạn sử dụng của IDP là không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.

Hạng xe được phép điều khiển GPLX Việt Nam khi chuyển sang IDP tương ứng theo bảng sau:

GIẤY PHÉP LÁI XE VIỆT NAM

GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ

Hạng A1

Hạng A1

Hạng A2

Hạng A

Hạng A3

Hạng B1

Hạng B1, B2

Hạng B

Hạng C

Hạng C và C1

Hạng D

Hạng D1

Hạng E

Hạng D

Hạng FB2

Hạng BE

Hạng FC

Hạng CE và C1E

Hạng FD

Hạng D1E

Hạng FE

Hạng DE

Bằng lái xe quốc tế sử dụng như thế nào?

Sử dụng IDP do Việt Nam cấp

Theo Điều 10 Thông tư 29/2015, việc sử dụng bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp như sau:

- Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.

- IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng ở trong nước để thay thế bằng lái xe của Việt Nam.

Khi ra nước ngoài học tập, công tác…, người dân phải mang cùng lúc bằng lái xe quốc tế và bằng lái xe của Việt Nam còn hiệu lực để đối chiếu. Bằng lái xe quốc tế chỉ có hiệu lực tại nước ngoài khi có đủ 02 loại giấy tờ này.

Sử dụng IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp tại Việt Nam

Căn cứ Điều 11 Thông tư 29/2015 của Bộ Giao thông Vận tải, việc sử dụng IDP do các nước tham gia Công ước Viên tại Việt Nam được quy định như sau:

- Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển (hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của bằng lái xe quốc gia do Việt Nam cấp theo bảng trên);

- Phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.

- Người có IDP vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng IDP có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nếu muốn điều khiển xe tại Việt Nam bắt buộc phải có bằng lái xe do quốc gia của mình cấp cùng với IDP (nếu đến từ nước tham gia Công ước Viên) hoặc phải làm thủ tục đổi sang bằng lái xe tương ứng của Việt Nam.

Tóm lại, bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài sử dụng bằng lái xe quốc tế thì phải có bằng lái xe do quốc gia của mình cấp còn thời hạn hoặc phải đổi sang bằng lái xe của Việt Nam.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc bằng lái xe quốc tế được sử dụng ở Việt Nam như thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Cách đổi bằng lái xe quốc tế online nhanh chóng, chính xác

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

Khi nhà ở xuống cấp và có nhu cầu sửa chữa, cải tạo thì chủ sở hữu cần đề nghị xin giấy phép sửa chữa nhà ở trước khi thực hiện, trừ trường hợp được miễn. Dưới đây là hồ sơ, thủ tục xin giấy phép sữa chữa nhà ở được cập nhật theo quy định mới nhất.