Bằng cấp nước ngoài nào không được công nhận?

Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp chỉ được công nhận trong một số trường hợp nhất định. Vậy bằng cấp nước ngoài  nào không được công nhận?

Bằng cấp nào không được công nhận?

Theo quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT, văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau:

- Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;

- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng… mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

Người có văn bằng thuộc trường hợp này không phải làm thủ tục công nhận văn bằng.

- Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.

- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

Như vậy, văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp không thuộc các trường hợp nêu trên thì không được công nhận tại Việt Nam.

Danh sách các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt xem tại đây.

Bằng cấp nước ngoài nào không được công nhận?
Bằng cấp nước ngoài nào không được công nhận? (Ảnh minh họa)


Thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài

Theo Điều 6 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT, hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp gồm:

- Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;

- Một bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

- Một bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

- Gửi kèm theo hồ sơ các tài liệu liên quan (nếu có):

+ Xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại;

+ Xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập;

+ Luận án và giấy xác nhận đã nộp luận án vào Thư viện quốc gia Việt Nam (đối với người có bằng tiến sĩ);

+ Bản sao hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh;

+ Văn bản công nhận chương trình giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nơi cấp văn bằng đã được kiểm định chất lượng.

Lưu ý: Hồ sơ phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu hoặc bất kỳ một lý do nào khác.

Hồ sơ nộp tại:

Đối với bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông: Gửi 2 bộ hồ sơ tới Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét công nhận văn bằng cho người đề nghị, nếu văn bằng không được công nhận phải trả lời bằng văn bản cho đương sự.

Đối với bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ: Gửi 2 bộ hồ sơ tới Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét công nhận văn bằng cho người đề nghị, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản cho đương sự.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.