Bán hàng “fake” bị phạt như thế nào?

Chỉ cần bỏ ra một khoản tiền khiêm tốn, khách hàng có thể sở hữu những sản phẩm “nhái” mà hình dáng, mẫu mã giống y như sản phẩm có thương hiệu. Tuy nhiên, việc mua và sử dụng hàng fake là tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.

Thế nào là hàng "fake"?

Dùng hàng “xịn”, hàng tốt là nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để mua các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, bởi các mặt hàng này thường có mức giá khá cao so với thu nhập của phần đông người dân.

Đây lý do khiến các mặt hàng “fake” tung hoành trên thị trường, phổ biến nhất là các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, túi xách, giày dép, đồng hồ, mỹ phẩm…

Hàng “fake” tức là hàng nhái. Loại hàng này có hình dáng, mẫu mã giống y như hàng thật của các thương hiệu tên tuổi. Trong đó, với các mặt hàng thời trang, hàng “fake” được người bán chia làm nhiều loại như: Super fake (loại hàng fake cao cấp, được chế tạo tinh xảo, giống hàng thật đến 99%); Fake 1; Fake 2; Fake 3…

Dưới góc độ pháp lý, căn cứ Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hàng giả hay hàng fake có thể chia thành các loại như:

- Hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng: Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

- Thuốc giả và dược liệu giả theo quy định tại khoản 33, khoản 34 Điều 2 Luật Dược năm 2016;

- Hàng hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

-Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả…

Hiện nay, hàng fake hiện được bày bán công khai ở các cửa hàng và cả trên mạng. Chỉ cần gõ tìm kiếm sản phẩm mong muốn trên mạng, khách hàng sẽ tìm thấy hàng triệu kết quả với đủ các mức giá và chủng loại khác nhau.

Việc sử dụng hàng fake không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng các sản phẩm kém chất lượng là dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm…

ban hang fake bi phat nhu the naoBán hàng fake bị phạt như thế nào? (Ảnh minh họa)

Buôn bán hàng “fake” bị xử lý như thế nào?

Mức phạt hành chính

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người buôn bán hàng fake có thể bị phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng giả hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng hoặc hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

- Trường hợp được xác định là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, người bán sẽ bị phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 98 với số tiền từ 01 - 70 triệu đồng tùy theo giá trị số hàng giả bị phát hiện tương đương với hàng thật.

- Trường hợp được xác định là hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, người bán sẽ bị phạt hành chính theo Điều 11 với tiền từ 01 - 50 triệu đồng tùy theo giá trị hàng giả tương đương với hàng thật.

Ngoài phạt tiền, người bán sẽ bị tịch thu số hàng giả bị phát hiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Lưu ý: Nếu tổ chức vi phạm thì sẽ áp dụng mức phạt gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Bán hàng “fake” bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?

Ngoài quy định về xử phạt hành chính như trên, việc bán hàng giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng giả tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng trở lên;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên;

- Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.

Theo Điều 192 Bộ luật Hình sự, người phạm tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền từ 100 triệu - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm. Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác với mức phạt lên đến 15 năm tù. Pháp nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Trên đây là giả đáp về vấn đề: Bán hàng fake bị phạt như thế nào? Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Tội buôn lậu bị phạt nặng nhất bao nhiêu năm tù?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục