Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Theo quy định mới được nêu tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP, tổ chức đăng ký bán hàng đa cấp phải đáp ứng một số điều kiện như: Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp; Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

“Kinh doanh đa cấp” hay “Bán hàng đa cấp” là khái niệm không còn mấy xa lạ tại Việt Nam. Đây thực chất là một phương thức marketing sản phẩm kinh doanh/bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Ở Việt Nam, kinh doanh đa cấp đang phát triển mạnh mẽ với hơn 01 triệu người tham gia..

Kinh doanh đa cấp về bản chất là một phương thức kinh doanh hiện đại. Sau nhiều năm xuất hiện tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp đã “bùng nổ” và trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm chính thức bên cạnh các kênh phân phối sản phẩm truyền thống khác.

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh không còn xa lạ ở Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet)

Liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh đa cấp với nhiều thay đổi.

Cụ thể, tại Nghị định 40, Chính phủ quy định doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đa cấp phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên. Trước đây, tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP, trong phần điều kiện để đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Chính phủ không đề cập đến số vốn điều lệ của doanh nghiệp, thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo có vốn pháp định là 10 tỷ đồng.

Ngoài điều kiện về vốn điều lệ, để đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp còn cần đáp ứng một số yêu cầu sau: Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả lương, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp; Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hành đa cấp của doanh nghiệp.

Đặc biệt, doanh nghiệp đăng ký bán hàng đa cấp phải đảm bảo có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Đây là những điểm mới đáng chú ý so với quy định được nêu tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp còn phải đáp ứng một số điều kiện khác như: Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định; Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn  có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ này tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp…

Bạn đọc có thể xem thêm tin liên quan tại đây:

Người bán hàng đa cấp được trả lại hàng trong 30 ngày

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Theo hướng dẫn tại Thông tư mới, thủ tục khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp từ năm 2018 sẽ có nhiều thay đổi. Người lao động phải chuẩn bị hồ sơ với nhiều loại giấy tờ hơn so với quy định trước đó.