Bài viết đăng trên Facebook có được bảo hộ quyền tác giả?

Trong bối cảnh phát triển bùng nổ của mạng xã hội, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm. Một câu hỏi nhiều người đặt ra là bài viết đăng trên Facebook có được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Bài đăng trên mạng xã hội có được bảo hộ quyền tác giả không?

Quyền tác giả là quyền được bảo hộ tự động, ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả.

Tác phẩm không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ và không phân biệt đã công bố hay chưa công bố, không cần đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn được bảo hộ quyền tác giả.

Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Các nội dung được đăng lên facebook có thể là các bài viết, bức ảnh, hình vẽ, video, bản thiết kế..., các nội dung này có thể trở thành tác phẩm là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy trên.

Theo đó, tùy thuộc vào mục đích, phạm vi bảo hộ, có thể bảo hộ các nội dung trên facebook như các loại hình tác phẩm cụ thể như tác phẩm văn học, tác phẩm khoa học, bài giảng, bài phát biểu…

bài đăng trên facebook có được bảo hộ quyền tác giảBài viết đăng trên Facebook có được bảo hộ quyền tác giả? (Ảnh minh họa)

Chia sẻ bài viết của người khác có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Khi đăng ký tài khoản của bất kỳ mạng xã hội nào thì cũng đồng nghĩa với việc người dùng phải chấp nhận các điều khoản sử dụng của trang mạng xã hội đó, bao gồm cả quy định về chia sẻ bài viết.

Thực tế, hầu hết các kênh báo chí, truyền hình nếu không có thỏa thuận trả phí khi đọc, xem hoặc cấm share bài viết thì đều cho phép đọc, xem được phép share bài viết.

Hay nói cách khác “chủ sở hữu” đã cho phép người đọc được quyền chia sẻ bài viết đến công chúng theo các cách thức, thời gian, địa điểm do chính người đọc lựa chọn.

Tuy nhiên, khi chia sẻ hoặc dẫn nguồn bài viết trên facebook, mạng xã hội, chúng ta phải tôn trọng các quy định về việc dẫn nguồn, ghi nguồn tác giả hoặc dẫn chứng bài viết để làm căn cứ bài viết khác .

Tuy nhiên, vẫn còn một hình thức “chia sẻ” khác mà người dùng không sử dụng công cụ của trang mạng xã hội mà sử dụng chức năng copy để đăng lại trên trang cá nhân của mình. Khi ấy, sẽ có thể xảy ra những tình huống sau:

- Người chia sẻ có xin phép và nhận được sự đồng ý của tác giả. Lúc này thì không có vấn đề pháp lý phát sinh.

- Người chia sẻ không/chưa nhận được sự đồng ý của tác giả nhưng có trích dẫn nguồn của bài viết. Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Như vậy, có thể thấy rằng đối với một tác phẩm đã được công bố, mọi người được quyền copy và sử dụng nó với mục đích nghiên cứu, giảng dạy và một số mục đích khác theo quy định.

Ngoại trừ những trường hợp kể trên, mọi hành vi trích đăng lại bài viết của người khác mà không dẫn nguồn tác giả đều được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Nếu có vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Bản quyền và quyền tác giả có phải là một?

>> 3 đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả

>> Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.