Bác sĩ nhận “phong bì” bị phạt đến 30 triệu đồng

Theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, bác sĩ nhận phong bì trong khám, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền đến 30 triệu đồng.

“Văn hóa phong bì” ở bệnh viện từ lâu đã trở thành một vấn nạn phổ biến của ngành y. Nhiều người tới bệnh viện khám, chữa bệnh phải chuẩn bị sẵn phong bì để lót tay cho bác sĩ. Bệnh nhân “cảm ơn” thì bác sĩ “nhận”. Cá biệt có trường hợp bệnh nhân chưa kịp “có ý kiến”, bác sĩ đã gợi ý trước “tiền uống nước”.

Bác sĩ nhận “phong bì” bị phạt đến 30 triệu đồng
Hình ảnh minh họa

Còn nhớ câu chuyện xảy ra tại Bệnh viện K hồi năm ngoái từng gây xôn xao dư luận. Một đoạn clip được tung lên mạng vào thời điểm đó cho thấy hình ảnh một nhân viên y tế mặc áo blouse cầm cả xấp phong bì dày từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đưa cho. Sau khi nhận phong bì, nhân viên y tế này còn hướng dẫn và dặn dò người bệnh, người nhà người bệnh rất cẩn thận, chi tiết. Nhân viên này sau đó đã phải chịu mức kỷ luật cảnh cáo.

Đại đa số người dân khi bước chân vào bệnh viện đều có suy nghĩ phải có phong bì lót tay cho bác sĩ, y tá thì mới được khám, chữa bệnh nhanh hơn, chăm sóc một cách tốt hơn. Vì thế, tình trạng đưa và nhận phong bì vẫn đang là tình trạng phổ biến ở hầu hết các bệnh viện công. Lãnh đạo Bộ Y tế từng thừa nhận, dẹp nạn phong bì trong ngành y là một cuộc chiến lâu dài vì nó đã trở thành một căn bệnh nan y lâu năm trong bối cảnh nhiều bệnh viện quá tải, lương nhân viên y tế chưa cao, chế độ đãi ngộ còn thấp…

Xét ở góc độ nghề nghiệp, bác sĩ, y tá, nhân viên y tế nhận tiền từ người bệnh đã vi phạm quy chế của ngành, vi phạm đạo đức nghề nghiệp… Trong khi đó, ở góc độ pháp lý, hành vi đưa và nhận phong bì trong hoạt động khám, chữa bệnh là hành vi bị nghiêm cấm.

Bác sĩ nhận “phong bì” bị phạt đến 30 triệu đồng
Hình ảnh minh họa

Về việc xử lý, khoản 4 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ có quy định: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám, chữa bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp khác, người nhận hối lộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Điều luật này quy định, phạt tù từ 02 - 07 năm đối với người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 triệu đồng - dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm… Đây là mức phạt thấp nhất được quy định tại điều này. Ngoài bị phạt tù, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 - 05 năm, bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

Bộ luật Hình sự của Quốc hội, số 100/2015/QH13

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Quốc hội, số 12/2017/QH14

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thưởng Tết 2018 như thế nào?

Thưởng Tết 2018 như thế nào?

Thưởng Tết 2018 như thế nào?

Thưởng Tết luôn là vấn đề được người lao động quan tâm. Tuy nhiên, hiện chưa có một quy định nào quy định cụ thể về vấn đề này. Thưởng Tết ít hay nhiều phụ thuộc vào từng đơn vị cũng như tình hình tài chính, kinh doanh của đơn vị đó.