Bác sĩ chữa bệnh làm chết người có phạm tội không?

Nghề bác sĩ là một trong những nghề đòi hỏi con người phải hội tụ rất nhiều tố chất như: kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, trình độ… Tuy nhiên, nghề nào cũng không tránh khỏi có những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc. Vậy nếu bác sĩ chữa bệnh mà làm chết người thì có phạm tội không?

Bác sĩ chữa bệnh làm chết người có phạm tội không?

Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là “Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”.

Theo đó, có thể hiểu nếu trong quá trình chữa bệnh mà vì không thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật, vi phạm quy tắc nghề nghiệp và chết người thì bác sĩ phải chịu trách nhiệm với tội danh vô ý làm chết người.

Tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 thì các trường hợp vô ý phạm tội:

- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Qua đó, có thể thấy bác sĩ khi chữa bệnh làm chết người thì có thể phạm tội vô ý làm chết người. Bởi các lẽ sau:

- Đã có hậu quả là làm chết người. Sinh mệnh của một người đã không còn nữa. Hành vi làm chết người của bác sĩ đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sống, quyền cơ bản của con người.

- Bác sĩ là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, thỏa mãn về điều kiện độ tuổi … quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

- Khi chữa bệnh mà dẫn đến hậu quả chết người thì rõ ràng bác sĩ vì quá cẩu thả hoặc vì quá tự tin nên không ngăn cản được hậu quả chết người xảy ra.

- Bởi vì bác sĩ có thể thấy trước hoặc dù không thấy trước được hậu quả sẽ làm chết người nhưng lại nghĩ nó sẽ không xảy ra hoặc bản thân có thể ngăn ngừa được điều đó.

Bởi vậy, nếu bởi vì không thực hiện đầy đủ các quy tắc của nghề nghiệp thì khi bác sĩ chữa bệnh mà làm chết người thì có phạm tội và chịu trách nhiệm hình sự.

Bác sĩ chữa bệnh làm chết người có phạm tội không?

Bác sĩ chữa bệnh làm chết người có phạm tội không? (Ảnh minh họa)

Hành vi vô ý gây chết người bị xử phạt như thế nào?

Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì bị phạt:

- Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Từ những phân tích trên có thể thấy hành vi vô ý gây chết người của bác sĩ khi vi phạm quy tắc nghề nghiệp có thể bị phạt tù cao nhất lên đến 12 năm. Do đó, bác sĩ khi khám, chữa bệnh cho bệnh nhân thì phải làm một cách nghiêm túc, không cẩu thả hoặc quá tự tin để bảo vệ mình và mạng sống của người khác.

Xem thêm:

Sinh tự nhiên làm con chết, có phạm tội Vô ý làm chết người?

Ca sĩ làm chết người vì “ngáo đá” có được giảm nhẹ tội?

Luật Khám, chữa bệnh: 8 thông tin quan trọng với người bệnh

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu, tỉ lệ lương hưu cao nhất là bao nhiêu?

Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu, tỉ lệ lương hưu cao nhất là bao nhiêu?

Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu, tỉ lệ lương hưu cao nhất là bao nhiêu?

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 giảm điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu xuống còn 15 năm. Nhiều người băn khoăn khi giảm số năm đóng BHXH thì tỉ lệ lương hưu cao nhất theo Luật BHXH 2024 là bao nhiêu?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Luật chơi bóng chuyền hơi cơ bản

Bóng chuyền hơi là bộ môn thể thao khá phổ biến ở nước ta hiện ta. Các trận đấu bóng chuyền hơi được tổ chức rộng rãi nhằm mang lại sân chơi cho các vận động viên hay giải trí cho người xem. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về luật chơi bóng chuyền hơi.

Chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp và tốc độ gia tăng dân số của nước ta thì lượng chất thải nguy hại ngày càng tăng. Trước thực tiễn này, cơ quan có thẩm quyền đã quy định những biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả. Vậy theo quy định pháp luật thì chất thải nguy hại là gì? Danh mục chất thải nguy hại gồm những gì?

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã cận kề, nhưng rất nhiều người dân ở Duy Hiên, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc như đang ngồi trên đống lửa vì gửi tiền tiết kiệm ở tiệm vàng. Chủ tiệm vàng không những không trả lãi mà ngay cả khoản tiền gốc cũng có nguy cơ mất trắng.