Áp dụng cách tính lương hưu mới từ năm 2018: Lao động nữ bị thiệt thòi

Từ năm 2018, lao động nữ tham gia đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới được hưởng lương hưu tối đa 75%, trước đây là 25 năm. Sự thay đổi này đang mang đến nhiều bất cập…

Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trước ngày 01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 3% đối với nữ; mức tối đa là 75%.

 Từ 01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động vẫn được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi, số năm đóng BHXH được tính 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng, lao động nữ sẽ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. 

Như vậy, từ thời điểm 01/01/2018, giảm tỷ lệ hưởng lương hưu từ 3% xuống còn 2%/năm đối với lao động nữ đóng BHXH từ năm thứ 16. Điều này có nghĩa là, nếu lao động nữ đóng BHXH đủ 25 năm, nghỉ hưu trước ngày 01/01/2018 sẽ được hưởng tối đa 75%. Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, những lao động nữ này chỉ được hưởng mức lương hưu tối đa là 65%. Do đó, theo quyết định mới, nếu muốn được hưởng mức lương hưu tối đa là 75%, lao động nữ sẽ phải tham gia đóng BHXH đủ 30 năm (tăng thêm 05 năm so với trước khi điều chỉnh).

Sự thay đổi trong cách tính lương hưu cho người lao động này đã tác động không nhỏ đến lao động nữ.  Khi thời điểm áp dụng cách tính lương hưu mới đang đến gần, câu chuyện này một lần nữa khiến người lao động nữ không khỏi lo lắng.


Hình ảnh minh họa
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động cao nhất thế giới. Theo thống kê, lao động nữ chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam. Không thua kém nam giới, lao động nữ tại Việt Nam tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vậy, việc đột ngột giảm tỷ lệ lương hưu, tăng thời gian đóng BHXH được đánh giá là một sự thiệt thòi lớn đối với lao động nữ. Thực tế, đóng BHXH đủ 20 năm để được lương hưu theo quy định hiện hành đã là điều khá khó khăn với lao động nữ; sắp tới, đóng đủ 30 năm mới được hưởng mức tối đa 75% lại càng khó khăn hơn.

Đây cũng chính là nguyên nhân của việc nhiều người lao động lựa chọn nhận BHXH một lần thay vì đợi để hưởng lương hưu. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong 4 năm qua, số lao động xin lĩnh BHXH một lần là khoảng 2,5 triệu người. Trong đó, năm 2016, số người lĩnh BHXH một lần là 665.000 người. Dự kiến năm 2017, con số này sẽ tăng lên 690.000 người.

Nhận BHXH một lần với số tiền là vài chục triệu đến 100 triệu giúp người lao động giải quyết được những nhu cầu trước mắt, nhưng về lâu dài, quyền lợi của người tham gia BHXH sẽ bị ảnh hưởng. Mục tiêu của đóng BHXH là hướng tới tương lai, đảm bảo cuộc sống khi về già. Khi nhận BHXH một lần, người lao động mất đi cơ hội nhận lương hưu hàng tháng, cuộc sống khi về già không được đảm bảo và vô tình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội, số 58/2014/QH13

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi và động thái của Bộ Y tế

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi và động thái của Bộ Y tế

Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi và động thái của Bộ Y tế

Chỉ cần nói tên thuốc hay kể một vài triệu chứng bệnh, người bán thuốc ngay lập tức bán thuốc cho bệnh nhân mà không cần căn cứ vào đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng thuốc, Bộ Y tế mới đây đã ban hành nhiều văn bản quan trọng…